Trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Quốc nói riêng, hôn nhân đã trở thành một giải pháp hòa bình quan trọng. Những người mang theo sứ mệnh quan trọng ấy thường là các thái tử, công chúa – những người không những có địa vị cao quý lại có nhan sắc hơn người.
Nhà Thanh là triều đại ngoại tộc cuối cùng thống trị Trung Quốc. Trong bối cảnh vừa phải thuần phục người Hán, vừa phải đấu tranh và tìm cách dung hòa với tập tục xã hội cũ, nhà Thanh rất cần có sự ủng hộ của người láng giềng Mông Cổ, bởi vậy, cứ vài năm lại có công chúa được gả sang Mông Cổ.
Các công chúa nhà Thanh đều không muốn bị đưa tới Mông Cổ, phần vì Mông Cổ là dân du mục, họ không quen sống cuộc sống như vậy, phần vì nửa đời còn lại họ sẽ rất khó để có thể trở về quê hương của mình.
Có một điều đặc biệt mà ít khi chính sử Trung Hoa nhắc tới, đó là các công chúa được gả sang Mông Cổ đều không thể sinh con. Nguyên nhân là gì?
Nhiều người nghĩ rằng công chúa sẽ được hưởng địa vị cao quý tương tự khi ở quốc gia láng giềng, nhưng trên thực tế, cuộc sống của họ vô cùng bi thảm. Dưới con mắt của người Mông Cổ, nhà Thanh gả công chúa sang là một hình thức thể hiện sự tôn trọng và quy phục, nên họ coi những người này như là một loại lễ vật.
Người Mông Cổ vẫn đối xử tốt với các công chúa, nhưng họ không coi các công chúa này là công chúa của nước mình. Họ không cho phép những cô "con dâu" này được phép sinh ra những đứa con mang dòng máu Mông Cổ, bởi điều đó sẽ đem lại quyền lực cho nhà Thanh trong nội bộ Mông Cổ.
Một nguyên nhân khác nữa là vì người Mông Cổ luôn cho rằng dòng máu của mình là thuần khiết, nên không muốn thế hệ sau mất đi sự thuần khiết ấy.
Sau khi sang Mông Cổ, các công chúa nhà Thanh còn phải chịu cảnh "chồng chết cưới con chồng", đời đời làm vợ các Đại Hãn (vua Mông Cổ), nhưng cũng không thảm bằng việc cả đời không có con cái.