Những phạm nhân bị kết án tử hình thường bị xử tử bằng cách chém đầu. Đao phủ thời nhà Thanh là những người thực hiện công việc hành hình tử tù khiến nhiều người khiếp sợ.Theo các nhà nghiên cứu, nhiều người dân Trung Quốc sống ở thời nhà Thanh coi công việc đao phủ là nghề nghiệp khiến người làm mang nhiều nghiệp chướng do tước đoạt sinh mạng của nhiều người.Do sát sinh quá nhiều nên người dân cho rằng người nào làm đao phủ sẽ có cuộc sống không may mắn và hạnh phúc. Thậm chí, sau khi qua đời thì linh hồn sẽ không thể tới vùng đất cực lạc.Vì vậy, không phải ai cũng muốn làm đao phủ. Do đó, công việc này thường do những người làm công việc giết mổ gia súc như lợn, bò... đảm nhận.Nguyên do là bởi họ là những người có địa vị thấp trong xã hội, có sức khỏe hơn người và thành thạo trong việc sử dụng dao.Khi trở thành đao phủ, những người này sẽ trải qua quá trình huấn luyện sử dụng thanh đao sắc bén một cách thuần thục. Họ thực hành bằng cách dùng đao chém dưa hấu, cọc gỗ, hình nhân bằng rơm....Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, đao phủ sẽ bắt đầu công việc hành hình tử tù trên pháp trường. Họ đoạt mạng sống của tử tù bằng một nhát đao duy nhất giúp phạm nhân ra đi nhanh chóng và ít đau đớn nhất.Trước khi hành hình, đao phủ thường lấy một bình rượu và uống một ngụm rồi phun lên thanh đao. Nhiều người tò mò không biết vì sao đao phủ lại làm như vậy.Theo quan niệm của người dân, đây là quy định bất thành văn trong giới đao phủ. Việc phun rượu lên thanh đao trước khi hành hình tử tù được xem như một phương thức cúng tế.Do công việc hành hình phạm nhân được xem là tội nghiệp nặng nên người làm đao phủ sẽ có nhiều khả năng bị ma quỷ quấy nhiễm cuộc sống. Việc phun rượu lên thanh đao trước khi hành hình sẽ giúp họ xua đuổi hồn ma, bảo vệ bản thân trước thế lực hắc ám. Mời độc giả xem video: Trung Quốc soạn thảo bộ quy tắc Livestream. Nguồn: VTV24.
Những phạm nhân bị kết án tử hình thường bị xử tử bằng cách chém đầu. Đao phủ thời nhà Thanh là những người thực hiện công việc hành hình tử tù khiến nhiều người khiếp sợ.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều người dân Trung Quốc sống ở thời nhà Thanh coi công việc đao phủ là nghề nghiệp khiến người làm mang nhiều nghiệp chướng do tước đoạt sinh mạng của nhiều người.
Do sát sinh quá nhiều nên người dân cho rằng người nào làm đao phủ sẽ có cuộc sống không may mắn và hạnh phúc. Thậm chí, sau khi qua đời thì linh hồn sẽ không thể tới vùng đất cực lạc.
Vì vậy, không phải ai cũng muốn làm đao phủ. Do đó, công việc này thường do những người làm công việc giết mổ gia súc như lợn, bò... đảm nhận.
Nguyên do là bởi họ là những người có địa vị thấp trong xã hội, có sức khỏe hơn người và thành thạo trong việc sử dụng dao.
Khi trở thành đao phủ, những người này sẽ trải qua quá trình huấn luyện sử dụng thanh đao sắc bén một cách thuần thục. Họ thực hành bằng cách dùng đao chém dưa hấu, cọc gỗ, hình nhân bằng rơm....
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, đao phủ sẽ bắt đầu công việc hành hình tử tù trên pháp trường. Họ đoạt mạng sống của tử tù bằng một nhát đao duy nhất giúp phạm nhân ra đi nhanh chóng và ít đau đớn nhất.
Trước khi hành hình, đao phủ thường lấy một bình rượu và uống một ngụm rồi phun lên thanh đao. Nhiều người tò mò không biết vì sao đao phủ lại làm như vậy.
Theo quan niệm của người dân, đây là quy định bất thành văn trong giới đao phủ. Việc phun rượu lên thanh đao trước khi hành hình tử tù được xem như một phương thức cúng tế.
Do công việc hành hình phạm nhân được xem là tội nghiệp nặng nên người làm đao phủ sẽ có nhiều khả năng bị ma quỷ quấy nhiễm cuộc sống. Việc phun rượu lên thanh đao trước khi hành hình sẽ giúp họ xua đuổi hồn ma, bảo vệ bản thân trước thế lực hắc ám.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc soạn thảo bộ quy tắc Livestream. Nguồn: VTV24.