Quan hệ giữa mẫu thân của Vĩnh Kỳ - kế hoàng hậu Na Lạp Thị với Càn Long trở nên xấu đi, hơn nữa bản thân ông có năng lực kém cỏi nên Vĩnh Kỳ không có khả năng được chọn. Trong khi đó, Vĩnh Lân khi ấy vẫn chỉ là một đứa trẻ 6 tuổi miệng còn hôi sữa, cậu hoàn toàn không nằm trong phạm vi xem xét làm người kế vị.
Tiếp đó là Lão Bát Vĩnh Tuyền cũng đã khá lớn tuổi, ngoài ưu thế về tuổi tác ra, ông chẳng có bất kỳ ưu điểm nào. Suy nghĩ nông cạn, quan hệ với người khác không tốt, điều quan trọng nhất là còn có tật ở chân, cũng ảnh hưởng tới hình tượng của bậc đế vương. Vì vậy, Vĩnh Tuyền cũng bị loại. Chỉ còn lại Hoàng Thập Nhất – Vĩnh Tinh và Hoàng Thập Ngũ Vĩnh Diễm (cũng chính là vua Gia Khánh sau này).
Nếu Gia Khánh là một minh quân thì không nói làm gì, thế nhưng tư chất của ông lại kém hơn cha mình rất nhiều, triều Thanh bắt đầu từ đời của ông đã đi xuống con dốc suy thoái.
|
Ảnh minh họa. |
Thời kỳ đầu khi Gia Khánh mới lên ngôi, đại quyền vẫn nằm trong tay Thái Thượng Hoàng Càn Long, mãi cho tới tháng Giêng năm Gia Khánh thứ tư (tức năm 1799), sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh mới bắt đầu nắm chính quyền thực sự.
Càn Long là người “phái thực lực”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ to lớn “cho ta 60 năm, ta sẽ trả các ngươi một Đại Thanh nước yếu dân khổ”, ông đã tiêu tốn hết quốc lực mà các đời vua trước đó, nhất là cha ông – vua Ung Chính đã gầy dựng lên, còn thâm hụt không ít. Vì thế, khi Gia Khánh tiếp nhận ngai vị thì chỉ còn lại là một thế cục loạn lạc, nguy cơ tứ phía bủa vây, triều Thanh khi ấy đã đi tới con đường suy thoái.
Vì thế, cho dù Càn Long cả đời có 17 người con trai nhưng đáng tiếc là đa số lại đều người tóc bạc tiễn kẻ tóc xanh. Đến khi Càn Long sắp sửa thoái vị thì 17 người con trai ấy chỉ còn lại 4 người: Lão Bát Vĩnh Tuyền, Lão Thập Nhất Vĩnh Tinh, Lão Thập Ngũ Vĩnh Diễm và Lão Thập Thất Vĩnh Lân.
Bên cạnh đó, Càn Long là một người rất đa nghi và có chủ ý của riêng mình. Càn Long thoái vị sau 60 năm cai trị không phải vì do tuổi già sức yếu, mà chẳng qua là ông không muốn vượt qua thời kỳ cai trị của ông nội Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế (61 năm trị vì), người Càn Long rất ngưỡng mộ.
Do đó, với bản chất là một người yêu quyền lực, Càn Long chọn người kế vị nhất định phải là một người tầm thường, tuân thủ mọi mệnh lệnh và ủng hộ quyền lực của ông một cách tuyệt đối. Trong khi đó, Vĩnh Diễm lại là một người có tính cách hướng nội, trầm lặng, thật thà, coi trọng nhân hiếu nên luôn nghe theo và phục tùng Càn Long vô điều kiện.
Với tính cách này, Càn Long có thể dễ dàng điều khiển và thao túng mọi việc quốc gia đại sự khi tân Hoàng đế lên ngôi. Do đó, Vĩnh Diễm đã ''lọt vào mắt xanh'' của Càn Long khi chọn người kế vị.
Tuy nhiên, do tình hình triều Thanh khác với bất kỳ những triều đại nào trước đó, phải đối mặt với sự uy hiếp, đe dọa nghiêm trọng từ tứ phía, vì thế lựa chọn một người năng lực kém cỏi như Gia Khánh hoàn toàn là một lựa chọn không hề sáng suốt chút nào. Đồng thời, Gia Khánh cũng đã kế thừa tư tưởng bế quan tỏa cảng lạc hậu, không chịu tiếp thu cái mới, cuối cùng cũng không thể tránh khỏi kết cục khiến triều Thanh suy thoái và Trung Quốc cận đại liên tục bị chìm trong chiến tranh với nỗi nhục mất nước nhà tan.