Có những cái bẫy với hàng trăm mũi tên chờ sẵn?
Sử gia Tư Mã Thiên là người đã có những ghi chép cụ thể về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong cuốn “Sử ký” nổi danh của mình.
Ông không chỉ ghi chép chung chung mà cũng có những mô tả cụ thể về một loại bẫy mà nếu bất cứ kẻ nào xâm nhập trái phép cũng sẽ gặp phải như sau: “Lăng tượng tác nỏ, hữu sở trang cận giả triết xạ chi”.
Đại ý đó là một cơ quan được sắp đặt bởi những chiếc nỏ được căng lên sẵn sàng mà bất cứ kẻ nào lại đủ gần thì chúng sẽ phóng ra hàng trăm mũi tên để tiêu diệt.
Không chỉ trong sử liệu của Tư Mã Thiên, trong cuốn “Hán Sử” cũng có mô tả tương tự về hệ thống bảo vệ này.
Ngoài ra, ngay cả các đơn vị được giao bảo tồn, nghiên cứu lăng mộ Tần Thủy Hoàng và hiện vật cũng ghi nhận rằng bên trong phần trung tâm lăng chưa khai phá hoàn toàn có thể có những mũi tên sẽ bắn xa được 800 bước chân với lực tương đương 700kg phóng thẳng vào những ai tiến vào.
Cho đến ngày này, những bộ phim giả tưởng về các chuyến thám hiểm lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn có những cảnh như vậy được đưa lên màn ảnh. Có thể họ đã tham khảo các tài liệu như Sử ký của Tư Mã Thiên.
|
Liệu khi tiến vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng thì những cái bẫy còn tác dụng sau hàng ngàn năm? Ảnh minh họa |
Tư Mã Thiên sống sau thời Tần 100 năm, có thể những giả thiết của ông là đúng. Thời điểm đó những cái bẫy nhiều khả năng vẫn hoạt động được trong lăng mộ.
Nhưng cho tới bây giờ là 2000 năm. Liệu người hiện đại chúng ta có còn phải e sợ nếu đột nhập được vào lăng mộ?
Điều gì khiến bẫy cung tên trong lăng mộ sẽ trở nên vô dụng?
Trước hết đó là sự biến dạng của vật thể trong lăng. Như chúng ta biết, cung nỏ bắn tên được là nhờ lực đàn hồi chuyển hóa thành động năng. Đó là nguyên tắc cơ bản cho bất cứ loại cung tên nào thời xưa.
Giả sử những gì Tư Mã Thiên nêu là đúng. Tức khi ta bước chân vào vùng kích hoạt bẫy thì hàng trăm mũi tên sẽ được phóng ra để tiêu diệt kẻ xâm nhập thì đương nhiên chúng cần lực đàn hồi.
Nếu vậy thì phải tiến vào lăng mộ càng sớm sau khi nó xây dựng càng tốt, còn nếu để càng lâu thì công dụng của các loại bẫy sẽ càng giảm. Rất dễ hiểu, bởi lực đàn hồi nhiều khả năng không còn nữa.
Lý do bởi những vật liệu tạo nên cung tên như tre, gỗ, xương hay da động vật thời xưa đều là những chất hữu cơ, mà chất hữu cơ thì sẽ bị phân hủy, hư hỏng theo thời gian nếu để lâu trong môi trường không khí. Điều đó khiến chúng không còn khả năng hoạt động chính xác và nguy hiểm.
|
Mô phỏng một loại bẫy cung tên thời cổ đại. Ảnh: ifeng |
Có người sẽ thắc mắc rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng được xây gần như kín kẽ, bất khả xâm phạm, vì thế sẽ không có không khí. Điều này nghe có vẻ hợp lý nhưng không thuyết phục. Bởi để làm một không gian mất đi hoàn toàn không khí thì cần những vật liệu như máy bơm chân không.
Mà thời Tần thì không thể có loại dụng cụ hiện đại ấy, chưa kể cần phải bơm chân không cho một khu vực khổng lồ như lăng mộ? Đồng thời, cần phải khử trùng toàn bộ ở một nhiệt độ rất cao nếu muốn những thứ bên trong không hư hỏng. Các vật liệu xây dựng để ngăn cách không khí vào lăng mộ cũng cần phải rất tinh vi và hiện đại.
Cứ cho là những vũ khí trong lăng mộ sẽ có độ bền cao hơn và được bảo quản tốt hơn so với tiêu thời cổ đại thì với việc trải qua 2000 năm, chúng cũng sẽ không thể bền bỉ được nữa.
Nói cụ thể hơn. Sau hàng trăm năm, những phân tử Hidro cùng nước của các vật chất hữu cơ trong lăng sẽ kết hợp dần cùng nhau để chuyển hóa thành nước.
Ngoài ra các chất khác cũng bị ăn mòn, dần dần chỉ lưu lại chủ yếu là các-bon , phốt pho hay silic. Quá trình này gọi là các-bon hóa.
Khi các vũ khí hay hiện vật xuất hiện, nó có thể giữ phần nào hình dạng ban đầu nhưng cấu trúc cơ bản đã không còn. Sự nguy hiểm đương nhiên cũng sẽ không như ban đầu nữa.