Địch Nhân Kiệt (630 - 700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một trong những vị quan thanh liêm, chính trực và có tài phá án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến.Ông là vị quan của nhà Đường sau đó là triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên sáng lập. Dưới thời Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt từng giữ chức Tế tướng.Ngay từ khi còn trẻ, Địch Nhân Kiệt nổi tiếng thông minh, tự tay gây dựng sự nghiệp. Sau khi thi đỗ khoa cử, ông vào triều làm quan từ một chức quan nhỏ và từng bước thăng tiến nhờ tài năng, bản lĩnh của mình.Trên con đường quan lộ, Địch Nhân Kiệt nhiều lần được thăng quan nhưng cũng có những lần bị giáng chức. Thế nhưng, dù ở cương vị nào, ông đều giữ vững đạo làm quan, thanh liêm, chính trực, lấy dân làm gốc, hết lòng vì đất nước.Trong số này có việc khi bị giáng chức và điều động về Bành Trạch, Địch Nhân Kiệt vẫn luôn sống liêm khiết, vì nước thương dân. Khi Bành Trạch xảy ra hạn hán nặng nề, ông chứng kiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đói kém.Thấy dân chúng sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Địch Nhân Kiệt đích thân dâng tấu lên triều đình xin cứu tế, miễn giảm tô thuế. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ở Bành Trạch dần dần tốt lên.Ngay cả khi giữ chức Tể tướng quyền cao hơn người, Địch Nhân Kiệt vẫn giữ tấm lòng son, dốc sức vì triều đình, giúp dân chúng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo đó, ông trở thành một đại công thần của nhà Đường và Võ Chu.Tài trí hơn người nên Địch Nhân Kiệt được mệnh danh là "Sherlock Holmes phương Đông". Ngay cả Võ Tắc Thiên cũng phải kính nể sự thông minh, bản lĩnh của vị quan này và gọi ông là "quốc lão".Trong những thập kỷ qua, cuộc đời phi thường của Địch Nhân Kiệt đã trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, phim điện ảnh và truyền hình. Theo đó, hậu thế càng ngưỡng mộ, kính trọng vị quan tài năng, điều tra và phá được nhiều vụ án "hóc búa".Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Địch Nhân Kiệt (630 - 700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một trong những vị quan thanh liêm, chính trực và có tài phá án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến.
Ông là vị quan của nhà Đường sau đó là triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên sáng lập. Dưới thời Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt từng giữ chức Tế tướng.
Ngay từ khi còn trẻ, Địch Nhân Kiệt nổi tiếng thông minh, tự tay gây dựng sự nghiệp. Sau khi thi đỗ khoa cử, ông vào triều làm quan từ một chức quan nhỏ và từng bước thăng tiến nhờ tài năng, bản lĩnh của mình.
Trên con đường quan lộ, Địch Nhân Kiệt nhiều lần được thăng quan nhưng cũng có những lần bị giáng chức. Thế nhưng, dù ở cương vị nào, ông đều giữ vững đạo làm quan, thanh liêm, chính trực, lấy dân làm gốc, hết lòng vì đất nước.
Trong số này có việc khi bị giáng chức và điều động về Bành Trạch, Địch Nhân Kiệt vẫn luôn sống liêm khiết, vì nước thương dân. Khi Bành Trạch xảy ra hạn hán nặng nề, ông chứng kiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đói kém.
Thấy dân chúng sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Địch Nhân Kiệt đích thân dâng tấu lên triều đình xin cứu tế, miễn giảm tô thuế. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ở Bành Trạch dần dần tốt lên.
Ngay cả khi giữ chức Tể tướng quyền cao hơn người, Địch Nhân Kiệt vẫn giữ tấm lòng son, dốc sức vì triều đình, giúp dân chúng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo đó, ông trở thành một đại công thần của nhà Đường và Võ Chu.
Tài trí hơn người nên Địch Nhân Kiệt được mệnh danh là "Sherlock Holmes phương Đông". Ngay cả Võ Tắc Thiên cũng phải kính nể sự thông minh, bản lĩnh của vị quan này và gọi ông là "quốc lão".
Trong những thập kỷ qua, cuộc đời phi thường của Địch Nhân Kiệt đã trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, phim điện ảnh và truyền hình. Theo đó, hậu thế càng ngưỡng mộ, kính trọng vị quan tài năng, điều tra và phá được nhiều vụ án "hóc búa".
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.