Thời cổ đại, bước lên vị trí hoàng hậu, chưởng quản hậu cung hàng ngàn giai nhân đa số đều là những mỹ nhân thiện lương đôn hậu. Thế nhưng cũng không thiếu những vị hoàng hậu đại nghịch bất đạo, khiến người đời căm ghét. Trong số những vị hoàng hậu lưu lại ác danh.
Đó là mỹ nhân trước mặt người thì giả vờ thuần khiết, ngây ngơ, ôn nhu hiểu chuyện, sau lưng lại vụng trộm gian díu với thái giám, ám hại em gái, nguyền rủa chồng con. Người đó là Phùng hoàng hậu hay còn gọi là Phùng Nhuận hoàng hậu, hoàng hậu của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế.
Để được làm hoàng hậu, không từ thủ đoạn
Phùng Nhuận 14 tuổi thì được chọn vào cung trong đợt tuyển phi, ngay khi vào cung đã được phong làm quý nhân nhờ xuất thân hiển hách, là họ hàng của Phùng thái hậu quyền khuynh triều đình lúc bấy giờ.
14 tuổi, Phùng Nhuận trổ mã xinh đẹp động lòng người, hơn nữa nàng cực giỏi quan sát nét mặt và ăn nói dễ nghe, ở trước mặt Hiếu Văn Đế lúc nào cũng biểu hiện yểu điệu, nũng nịu, dễ thương nên được hoàng thượng cực thích và yêu chiều, sủng ái.
Không chỉ thế, biết Hiếu Văn Đế yêu thích và sùng bái văn hóa của dân tộc Hán vì vậy Phùng Nhuận ngày đêm mài dũa bản thân, luyện tập thư pháp, âm luật, thi từ ca phú. Đến khi tinh thông tài nghệ, mỹ nhân này khéo léo tìm cách phô diễn, khiến Hiếu Văn Đế cảm thấy nàng là hồng nhan tri kỷ, ngày càng yêu thích hơn.
Không ngờ, mắt thất đại mộng trở thành hoàng hậu sắp thành sự thật thì Phùng Nhuận lại ho ra máu. Để tránh cho Hiếu Văn Đế lây bệnh, Phùng thái hậu hạ lệnh cấm thị tẩm Phùng Nhuận đồng thời đưa Phùng Nhuận về quê dưỡng bệnh, không cho nhập cung.
Tại quê nhà, Phùng Nhuận tìm đến một gã thần y giang hộ họ Cao, tự nhận là Cao Bồ Tát. Cao Bồ tát vóc người cao lớn, khuôn mặt tuấn lãng, rất đào hoa. Không lâu sau khi quen biết, hai người bắt đầu vụng trộm qua lại.
Phùng Nhuận quý nhân không chỉ cá nước thân mật với Cao Bồ Tát còn học được rất nhiều chiêu thức lấy lòng đàn ông, cả những phương pháp ân ái câu hồn đoạt phách đã thất truyền. Đến khi Phùng Nhuận khỏi bệnh, Hiếu Văn Đế thương nhớ lại triệu nàng vào cung.
Tiểu biệt thắng tân hôn, lại thêm Phùng Nhuận sử dụng chiêu trò quyến rũ, Hiếu Văn Đế mê say mỹ nhân, không sao rời ra được. Thế nhưng trước đó, Phùng Thanh, em gái cùng cha khác mẹ của Phùng Nhuận đã được phong làm hoàng hậu, vì vậy Phùng Nhuận chỉ được phong làm Chiêu Nghị, quyền lực dưới hoàng hậu.
Song, như thế không đủ với mỹ nhân có dã tâm này. Phùng Nhuận mặc dù được em gái đối xử cực kỳ thân thiết, thâm tình nhưng không để vào mặt. Nàng luôn tìm cách để hãm hại, đạp ngã em mình khỏi vị trí mẫu nghi thiên hạ. Thế rồi, nhờ thủ đoạn cao tay, khuôn mặt đẹp và nhiều chiêu thức lấy lòng, lừa bịp, Phùng Nhuận chính thức trở thành Phùng hoàng hậu.
Hoàng hậu xinh đẹp tâm địa độc ác
Ở trước mặt hoàng thượng, Phùng Nhuận luôn luôn nghe lời, biểu hiện cử chỉ, hành vi nền nã, giọng nói mềm mại. Thế nhưng chỉ cần hoàng thượng ra khỏi hoàng cung chinh chiến, Phùng Nhuận sẽ lập tức lộ rõ bản tính hung ác.
Nàng ra lệnh cho nô tài độc chết Cao mỹ nhân, đem con trai của Cao mỹ nhân trở thành con thừa tự của mình. Tiếp đó, Phùng Nhuận còn lớn mật triệu Cao Bồ Tát vào cung, giả làm thái giám để công khai ân ái, sau lại bồi dưỡng tâm phúc, dâm loạn hậu cung. Trong triều nhiều quan đại thần giận dữ mà không dám nói gì.
Thế nhưng chung quy giấy không gói được lửa, Phùng Nhuận tưởng rằng mình đã một tay che trời nên thoải mái can thiệp vào hôn sự của Bành Thành công chúa - em gái Hiếu Văn Đế. Uất ức, tức giận, Bành Thành công chúa mang theo thân tín tức tốc tìm đến Hiếu Văn Đế để tố giác hành vi bạo ngược của Phùng Nhuận hoàng hậu đồng thời cũng không quên chỉ điểm rõ ràng gian tình của nàng ta.
Không thể tin được vị hoàng hậu luôn luôn hiền lượng thục đức của mình có thể làm ra chuyện đại nghịch bất đạo đến nhường ấy, Hiếu Văn Đế vẫn cố gắng tự lừa mình dối người. Thế nhưng nhìn thấy em gái ruột nước mắt giàn dụa, hoàng đế đã không còn tin tưởng mù quáng Phùng Nhuận nữa.
Đúng lúc này, Phùng Nhuận hoàng hậu lại cho mời bà đồng vào hoàng cung, làm lễ nguyền rủa, trớ chú hoàng đế và tuyên bố: "Nếu như hoàng đế bệnh không dậy nổi, ta sẽ phụ tá ấu chúa, giống như Phùng thái hậu năm xưa nắm trong tay triều chính". Thế nhưng người mang mệnh thiên tử làm sao dễ bị một bà đồng nguyền rủa, Hiếu Văn Đế vẫn khỏe mạnh trở về.
Ngay khi trở về, Hiếu Văn Đế cho điều tra trong ngoài và rốt cục nhận rõ bộ mặt thật của Phùng Nhuận. Thế nhưng, Phùng Nhuận nhất quyết không nhận tội, vẫn tiếp tục nói dối hết lần này đến lần khác.
Tiếc rằng Hiếu Văn Đế đã hãm quá sâu trong tình yêu với Phùng Nhuận vì vậy dù biết hoàng hậu của mình là kẻ dâm đãng hai lòng, là kiểu "trà xanh" tiêu biểu nhưng nể tình ngày cũ, chàng không giết Phùng Nhuận, cũng không phế nàng.
Chẳng qua là Hiếu Văn Đế thực sự là một minh quân, kể từ đó không còn qua lại với Phùng Nhuận, không nhìn mặt mỹ nhân tâm địa rắn rết thêm lần nào nữa. Tận đáy lòng, chàng hy vọng Phùng Nhuận có thể lấy cái chết mà tạ tội.
Kết thảm của giấc mộng quyền lực
Thế nhưng dã tâm lớn như Phùng Nhuận sao có thể tự sát tạ tội? Nàng vẫn mặt dày sống trong hoàng cung, mặc dù cuộc sống chẳng khác nào bị cầm tù. Mãi đến năm 499, Hiếu Văn Đế trên đường chinh chiến mà chết bệnh, lưu lại di chiếu ban cái chết cho Phùng Nhuận hoàng hậu, số phận của mỹ nhân này mới có hồi kết.
Theo sử chép, khi Phùng Nhuận hoàng hậu tiếp chỉ thì khóc lớn, từ chối tuẫn táng theo hoàng đế. Thế nhưng dù phản kháng cỡ nào, nàng vẫn bị bóp miệng đổ thuốc độc. Ảo mộng buông rèm chấp chính cũng đặt một dấu chấm hết tròn trĩnh.
Sau khi chết, lễ tang của Phùng Nhuận hoàng hậu được cử hành theo đúng đãi ngộ cấp bậc, nàng cũng được đồng táng cùng Hiếu Văn Đế, thụy hào là U hoàng hậu.
Về sau, dân gian khi nhắc tới Phùng Nhuận hoàng hậu đều nhất trí cho rằng, nàng quả thực là điển hình của mẫu phụ nữ "trà xanh", tâm cơ, gian xảo nhưng lúc nào cũng ngụy trang mình là người ngây thơ, lượng thiện.