Vào hàng ngàn năm trước, hoàng đế Trung Quốc là người quyền lực và giàu có nhất đất nước. Họ được xem là bậc chí tôn, con trời hay Thiên tử. Biểu tượng của bậc đế vương là rồng.Theo đó, long bào của hoàng đế có thêu hoa văn hình rồng. Trang phục này tượng trưng cho thân phận tôn quý, quyền lực tuyệt đối của nhà vua.Do vậy, chỉ có hoàng đế mới sử dụng biểu tượng con rồng linh thiêng. Bất cứ người nào sử dụng trang phục có thêu hình rồng đều bị khép vào tội chết.Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Trung Quốc, rồng là một sinh vật linh thiêng. Theo nhiều giai thoại, rồng thường được miêu tả có đầu giống đầu bò đực, sừng giống gạc hươu, mắt giống mắt tôm, miệng giống mỏ lừa, bụng giống của rắn và trên thân có vảy như của cá.Tương truyền, rất ít người từng nhìn thấy rồng xuất hiện cũng như không biết nó sống ở đâu. Tuy nhiên, mỗi lần sinh vật linh thiêng này được con người nhìn thấy được cho là điềm lành.Một giai thoại kể rằng, mỗi năm, rồng bay lên trời vào dịp xuân phân và lặn xuống biển sâu vào mùa thu. Trong "Sử ký", người xưa có đề cập đến việc một hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc từng ăn thịt rồng là Khổng Gia của nhà Hạ. Theo ghi chép trong "Sử ký", hoàng đế Khổng Gia ham mê tiệc tùng, thích thưởng thức những món ngon, hiếm lạ mà bỏ bê chính sự.Vào một hôm, trên trời đột nhiên xuất hiện một con rồng. Nó đậu xuống một cung điện trong hoàng cung. Do đó, nhà vua giữ lại nó vì cho đó là điềm lành. Khi biết chuyện hoàng đế Khổng Gia có một con rồng, một người tên là Lưu Lũy xin diện kiến nhà vua vì biết cách thuần phục sinh vật linh thiêng này.Nghe vậy, hoàng đế Khổng Gia vô cùng vui mừng và ban cho Lưu Lũy một chức quan để thuần phục con rồng. Thế nhưng, người này chỉ chăm sóc được một thời gian thì con vật chết.Sợ bị trách phạt, Lưu Lũy nghĩ ra một cách là nói với nhà vua rằng ăn thịt rồng sẽ trường thọ và gặp nhiều may mắn. Tin vào điều đó, nhà vua ăn món đặc biệt chế biến từ thịt rồng. Sau sự kiện này, Lưu Lũy mang theo tài sản và bỏ trốn nhằm tránh bị nhà vua sau này trách phạt. Thực hư thông tin về hoàng đế Khổng Gia ăn thịt rồng khó kiểm chứng.Bởi lẽ, đến nay, giới khoa học chưa tìm được những bằng chứng khoa học chứng minh rồng là loài vật có thật. Không những vậy, một số chuyên gia suy đoán món ăn mà hoàng đế Khổng Gia sử dụng chế biến từ cá sấu hoặc rắn thay vì rồng. Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Vào hàng ngàn năm trước, hoàng đế Trung Quốc là người quyền lực và giàu có nhất đất nước. Họ được xem là bậc chí tôn, con trời hay Thiên tử. Biểu tượng của bậc đế vương là rồng.
Theo đó, long bào của hoàng đế có thêu hoa văn hình rồng. Trang phục này tượng trưng cho thân phận tôn quý, quyền lực tuyệt đối của nhà vua.
Do vậy, chỉ có hoàng đế mới sử dụng biểu tượng con rồng linh thiêng. Bất cứ người nào sử dụng trang phục có thêu hình rồng đều bị khép vào tội chết.
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Trung Quốc, rồng là một sinh vật linh thiêng. Theo nhiều giai thoại, rồng thường được miêu tả có đầu giống đầu bò đực, sừng giống gạc hươu, mắt giống mắt tôm, miệng giống mỏ lừa, bụng giống của rắn và trên thân có vảy như của cá.
Tương truyền, rất ít người từng nhìn thấy rồng xuất hiện cũng như không biết nó sống ở đâu. Tuy nhiên, mỗi lần sinh vật linh thiêng này được con người nhìn thấy được cho là điềm lành.
Một giai thoại kể rằng, mỗi năm, rồng bay lên trời vào dịp xuân phân và lặn xuống biển sâu vào mùa thu. Trong "Sử ký", người xưa có đề cập đến việc một hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc từng ăn thịt rồng là Khổng Gia của nhà Hạ. Theo ghi chép trong "Sử ký", hoàng đế Khổng Gia ham mê tiệc tùng, thích thưởng thức những món ngon, hiếm lạ mà bỏ bê chính sự.
Vào một hôm, trên trời đột nhiên xuất hiện một con rồng. Nó đậu xuống một cung điện trong hoàng cung. Do đó, nhà vua giữ lại nó vì cho đó là điềm lành. Khi biết chuyện hoàng đế Khổng Gia có một con rồng, một người tên là Lưu Lũy xin diện kiến nhà vua vì biết cách thuần phục sinh vật linh thiêng này.
Nghe vậy, hoàng đế Khổng Gia vô cùng vui mừng và ban cho Lưu Lũy một chức quan để thuần phục con rồng. Thế nhưng, người này chỉ chăm sóc được một thời gian thì con vật chết.
Sợ bị trách phạt, Lưu Lũy nghĩ ra một cách là nói với nhà vua rằng ăn thịt rồng sẽ trường thọ và gặp nhiều may mắn. Tin vào điều đó, nhà vua ăn món đặc biệt chế biến từ thịt rồng. Sau sự kiện này, Lưu Lũy mang theo tài sản và bỏ trốn nhằm tránh bị nhà vua sau này trách phạt. Thực hư thông tin về hoàng đế Khổng Gia ăn thịt rồng khó kiểm chứng.
Bởi lẽ, đến nay, giới khoa học chưa tìm được những bằng chứng khoa học chứng minh rồng là loài vật có thật. Không những vậy, một số chuyên gia suy đoán món ăn mà hoàng đế Khổng Gia sử dụng chế biến từ cá sấu hoặc rắn thay vì rồng.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.