Phủ đệ xứ Huế còn là nơi ẩn giấu bóng dáng nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế một cách sâu đậm...Cổng phủ thờ Tuy Lý Vương.Hoa văn trang trí ở phủ đệ đa dạng về kiến trúc và phong phú về đề tài, được thể hiện trên nhiều chất liệu như chạm khắc gỗ, nề vữa, khảm sành sứ.Sau khi những vị Hoàng tử, Công chúa qua đời thì phủ đệ trở thành phủ thờ. Mỗi phủ đệ đều có tên gọi riêng dựa trên tước phong của chủ nhân.Phủ Tuy Lý Vương đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.Phủ Tuy Lý Vương là một trong những phủ thờ đẹp nhất còn lại nguyên vẹn ở Huế.Lối vào phủ đệ là một con đường uốn lượn giữa hai hàng chè tàu và hai hàng cau, tiếp đến là bình phong đủ để che chắn cho ngôi nhà khỏi mọi tai ương đến từ bên ngoài.Với các Công chúa thì nơi ở của họ thường gọi theo danh hiệu của nhà vua ban cho như: An Thường Công Chúa đệ, Ngọc Lâm công chúa đệ, trong ảnh là phủ Ngọc Sơn công chúa.Với các Hoàng tử tên gọi được đặt theo tên huyện của các tỉnh mà họ được nhà vua phong tước như: Tùng Thiện vương phủ, Tuy Lý vương phủ, trong ảnh là Gia Hưng vương phủ.Vì danh phận cao quý của các ông Hoàng, bà Chúa nên phủ đệ có đặc điểm là cổng lớn, thành cao, nhà rường đẹp.Phủ đệ là nơi trung chuyển, lan tỏa lối sống và văn hóa cung đình đến với dân gian, từ đó góp phần hình thành nên tính cách con người xứ Huế, pha lẫn tính cách lịch lãm và đài các của xứ Thần Kinh.Đây là chốn hội tụ của giới văn nghệ sĩ xứ Huế đương thời, nơi gặp gỡ của các tao nhân mặc khách đến ngâm vịnh, thơ ca.
Phủ đệ xứ Huế còn là nơi ẩn giấu bóng dáng nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế một cách sâu đậm...
Cổng phủ thờ Tuy Lý Vương.
Hoa văn trang trí ở phủ đệ đa dạng về kiến trúc và phong phú về đề tài, được thể hiện trên nhiều chất liệu như chạm khắc gỗ, nề vữa, khảm sành sứ.
Sau khi những vị Hoàng tử, Công chúa qua đời thì phủ đệ trở thành phủ thờ. Mỗi phủ đệ đều có tên gọi riêng dựa trên tước phong của chủ nhân.
Phủ Tuy Lý Vương đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Phủ Tuy Lý Vương là một trong những phủ thờ đẹp nhất còn lại nguyên vẹn ở Huế.
Lối vào phủ đệ là một con đường uốn lượn giữa hai hàng chè tàu và hai hàng cau, tiếp đến là bình phong đủ để che chắn cho ngôi nhà khỏi mọi tai ương đến từ bên ngoài.
Với các Công chúa thì nơi ở của họ thường gọi theo danh hiệu của nhà vua ban cho như: An Thường Công Chúa đệ, Ngọc Lâm công chúa đệ, trong ảnh là phủ Ngọc Sơn công chúa.
Với các Hoàng tử tên gọi được đặt theo tên huyện của các tỉnh mà họ được nhà vua phong tước như: Tùng Thiện vương phủ, Tuy Lý vương phủ, trong ảnh là Gia Hưng vương phủ.
Vì danh phận cao quý của các ông Hoàng, bà Chúa nên phủ đệ có đặc điểm là cổng lớn, thành cao, nhà rường đẹp.
Phủ đệ là nơi trung chuyển, lan tỏa lối sống và văn hóa cung đình đến với dân gian, từ đó góp phần hình thành nên tính cách con người xứ Huế, pha lẫn tính cách lịch lãm và đài các của xứ Thần Kinh.
Đây là chốn hội tụ của giới văn nghệ sĩ xứ Huế đương thời, nơi gặp gỡ của các tao nhân mặc khách đến ngâm vịnh, thơ ca.