Tọa lạc số 80 Trần Phú, Bảo tàng chuyên đề Gốm sứ Mậu dịch là một điểm đến đặc sắc của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Bào tàng này được hình thành từ năm 1995 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.Đây là nơi lưu giữ hơn 400 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 9 - đến thế kỷ 19, được tìm thấy ở các điểm khảo cổ tại Hội An.Các hiện vật này có nguồn gốc xuất xứ rất đa dạng, là sản phẩm đến từ các lò gốm cổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.Phần lớn trong số chúng là hàng hóa trên các thuyền buôn ghé qua cảng thị Hội An trên hải trình quốc tế. Vì những nguyên nhân khác nhau, một số thuyền bị chìm ở vùng biển quanh Hội An, hàng thế kỷ sau với được trục vớt.Đây là vật chứng phản ánh chân thực sự phồn thịnh của con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước, khi Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền.Theo các nhà nghiên cứu, thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15 - 16, thịnh đạt trong thế kỷ 17 - 18, nhưng trước đó vùng đất này từng là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á.Sang thế kỷ 19, do những biến đổi của địa hình sông nước, cùng sự phát triển thương cảng thuyền máy Đà Nẵng mà hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần. Nhưng chính nhờ điều này mà Hội An đã bảo tồn được một diện mạo đô thị cổ độc đáo.Bản thân ngôi nhà nơi Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch tọa lạc chính là một trong những hình mẫu cho kiến trúc truyền thống của phố cổ Hội An. Ngôi nhà được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 20. Thời ấy nó vừa dùng để ở, vừa làm hiệu buôn.Nhà gồm có hai tầng, tường xây bằng gạch, sườn gỗ, mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng nhà hình chữ nhật, rộng 7,5 mét, dài 36 mét, chia làm ba phần: Nhà trước nhà giữa, và nhà sau. Nhà giữa hẹp hơn nhà trước và nhà sau, do một phần diện tích khu vực này được chừa ra để làm sân trời.Cột nhà được đặt trên những viên đá cẩm thạch và đầu cột vươn lên đỡ đòn tay trên mái, ngoài ra những thanh kèo cũng riêng rẽ giữa các cột.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà cổ 80 Trần Phú là một trong những ngôi nhà có kết cấu tốt nhất trong các nhà cổ truyền thống ở Hội An.Về mặt mỹ thuật, ngôi nhà cũng là nơi sở hữu các họa tiết chạm khắc gỗ tinh xảo bậc nhất nhì phố cổ...Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Tọa lạc số 80 Trần Phú, Bảo tàng chuyên đề Gốm sứ Mậu dịch là một điểm đến đặc sắc của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Bào tàng này được hình thành từ năm 1995 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.
Đây là nơi lưu giữ hơn 400 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 9 - đến thế kỷ 19, được tìm thấy ở các điểm khảo cổ tại Hội An.
Các hiện vật này có nguồn gốc xuất xứ rất đa dạng, là sản phẩm đến từ các lò gốm cổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.
Phần lớn trong số chúng là hàng hóa trên các thuyền buôn ghé qua cảng thị Hội An trên hải trình quốc tế. Vì những nguyên nhân khác nhau, một số thuyền bị chìm ở vùng biển quanh Hội An, hàng thế kỷ sau với được trục vớt.
Đây là vật chứng phản ánh chân thực sự phồn thịnh của con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỷ trước, khi Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền.
Theo các nhà nghiên cứu, thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15 - 16, thịnh đạt trong thế kỷ 17 - 18, nhưng trước đó vùng đất này từng là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15).
Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á.
Sang thế kỷ 19, do những biến đổi của địa hình sông nước, cùng sự phát triển thương cảng thuyền máy Đà Nẵng mà hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần. Nhưng chính nhờ điều này mà Hội An đã bảo tồn được một diện mạo đô thị cổ độc đáo.
Bản thân ngôi nhà nơi Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch tọa lạc chính là một trong những hình mẫu cho kiến trúc truyền thống của phố cổ Hội An. Ngôi nhà được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 20. Thời ấy nó vừa dùng để ở, vừa làm hiệu buôn.
Nhà gồm có hai tầng, tường xây bằng gạch, sườn gỗ, mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng nhà hình chữ nhật, rộng 7,5 mét, dài 36 mét, chia làm ba phần: Nhà trước nhà giữa, và nhà sau. Nhà giữa hẹp hơn nhà trước và nhà sau, do một phần diện tích khu vực này được chừa ra để làm sân trời.
Cột nhà được đặt trên những viên đá cẩm thạch và đầu cột vươn lên đỡ đòn tay trên mái, ngoài ra những thanh kèo cũng riêng rẽ giữa các cột.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà cổ 80 Trần Phú là một trong những ngôi nhà có kết cấu tốt nhất trong các nhà cổ truyền thống ở Hội An.
Về mặt mỹ thuật, ngôi nhà cũng là nơi sở hữu các họa tiết chạm khắc gỗ tinh xảo bậc nhất nhì phố cổ...
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.