Vào cuối thế kỷ 20, việc đi lại bằng thuyền từ Campuchia sang Lào bắng đường sông Mekong là điều không thể thực hiện do sự hiện diện của thác Khone, một ghềnh thác hiểm trở nằm gần biên giới Lào - Campuchia, thuộc địa phận Lào. Ảnh: Flickr.Sau nhiều nỗ lực vượt thác bất thành, người Pháp đã quyết định thực hiện một dự án táo bạo: Xây dựng một hệ thống đường sắt trên đảo Khone và đảo Det, hai hòn đảo liến kề nhau trên thác Khone - để chở các con tàu vượt thác. Ảnh: Historic Vietnam.Tuyến đường sắt vượt thác Khone được khánh thành năm 1893, có độ dài khoảng 7km. Ảnh: Belle Indochine.Để sử dụng tuyến đường sắt, các con tàu sẽ di chuyển vào một lạch nước nông phía Nam đảo Khone trước khi được bốc lên đường ray. Ảnh: Belle Indochine.Trong những năm đầu tiên, tàu được kéo trên đường ray bằng sức người. Ảnh: Belle Indochine.Đến năm 1897, tuyến đường sắt được trang bị đầu kéo hơi nước, giúp cho việc vận chuyển tàu và hành khách trở nên thuận tiện hơn. Ảnh: Belle Indochine.Khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ, tuyến đường sắt vượt thác Khone đã ngừng hoạt động và đến năm 1949 chính thức bị khai tử. Ảnh: Belle Indochine.Ngày nay, những các tàn tích của tuyến đường sắt độc đáo xưa đã được quy hoạch thành một khu di tích lịch sử của Lào. Ảnh: Vietnamitas en Madrid.
Vào cuối thế kỷ 20, việc đi lại bằng thuyền từ Campuchia sang Lào bắng đường sông Mekong là điều không thể thực hiện do sự hiện diện của thác Khone, một ghềnh thác hiểm trở nằm gần biên giới Lào - Campuchia, thuộc địa phận Lào. Ảnh: Flickr.
Sau nhiều nỗ lực vượt thác bất thành, người Pháp đã quyết định thực hiện một dự án táo bạo: Xây dựng một hệ thống đường sắt trên đảo Khone và đảo Det, hai hòn đảo liến kề nhau trên thác Khone - để chở các con tàu vượt thác. Ảnh: Historic Vietnam.
Tuyến đường sắt vượt thác Khone được khánh thành năm 1893, có độ dài khoảng 7km. Ảnh: Belle Indochine.
Để sử dụng tuyến đường sắt, các con tàu sẽ di chuyển vào một lạch nước nông phía Nam đảo Khone trước khi được bốc lên đường ray. Ảnh: Belle Indochine.
Trong những năm đầu tiên, tàu được kéo trên đường ray bằng sức người. Ảnh: Belle Indochine.
Đến năm 1897, tuyến đường sắt được trang bị đầu kéo hơi nước, giúp cho việc vận chuyển tàu và hành khách trở nên thuận tiện hơn. Ảnh: Belle Indochine.
Khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ, tuyến đường sắt vượt thác Khone đã ngừng hoạt động và đến năm 1949 chính thức bị khai tử. Ảnh: Belle Indochine.
Ngày nay, những các tàn tích của tuyến đường sắt độc đáo xưa đã được quy hoạch thành một khu di tích lịch sử của Lào. Ảnh: Vietnamitas en Madrid.