1. Nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là bảo tàng lâu đời nhất Hà Nội, đồng thời là bảo tàng có quy mô trưng bày lớn nhất Việt Nam. Vào thời thuộc địa, đây là Bảo tàng Louis Finot - Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ - do người Pháp xây dựng từ năm 1926-1932.Thời điểm mới được xây dựng, Bảo tàng Louis Finot là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất Hà Nội. Được các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế, Bảo tàng là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương,Ngày nay Hệ thống trưng bày tại cơ sở chính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rộng khoảng 2.000 m2, được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử. Ngoài ra, Bảo tàng còn cơ sở 2 ở số 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.Theo thống kê, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử. Đây thực sự là một địa điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước khám phá lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.2. Nằm trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là bảo tàng lâu đời nhất và sở hữu bộ sưu tập cổ vật lớn nhất ở TP HCM. Lịch sử Bảo tàng bắt đầu năm 1927, với đề xuất xây dựng từ Hội Nghiên cứu Đông Dương. Bảo tàng khánh thành ngày 1/1/1929 với tên gọi Bảo tàng Pacha Da Lagos.Tòa nhà bảo tàng do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế và được hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon xây dựng theo lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois), là một công trình kiến trúc thuộc địa độc đáo của Sài Gòn xưa.Buổi đầu, Bảo tàng Pacha Da Lagos chỉ có 2.893 cổ vật, chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử TP HCM sở hữu trên 30.000 hiện vật, về quy mô chỉ đứng sau Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Có thể nói, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi đang lưu giữ một “kho báu” cổ xưa đồ sộ, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam.3. Không bề thế như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử TP HCM, nhưng Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, với tiền thân là Bảo tàng Chàm, được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ dựng năm 1915-1919.Dự án xây dựng bảo tàng do hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Đề án được chọn là một tòa nhà kiểu Pháp đương thời kết hợp với một số nét kiến trúc Chăm. Qua càng thời kỳ lịch sử, Bảo tàng liên tục được mở rộng về quy mô trưng bày.Ngày nay, tổng số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lên tới khoảng 500, được phân chia theo các phòng / hành lang tương ứng với nơi phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm... Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.Sở hữu những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng giờ đây là một “địa chỉ đỏ” về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá ở Đà Nẵng.4. Nằm trong khu Thành Nội, phía Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Khải Định, là bảo tàng lâu đời nhất Cố đô Huế.Tòa nhà chính của Bảo tàng vốn là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Ban đầu công trình nằm trong cung Bảo Định. Vào năm 1909, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện và đến năm 1923 thì được dùng làm Bảo tàng Khải Định.Phần lớn các hiện vật trong Bảo tàng đã được hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập và tàng trữ từ năm 1913. Sau các biến cố lịch sử, số cổ vật không còn nguyên vẹn như xưa. Hiện tại Bảo tàng có khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên, một số trong đó từng được các vị vua sử dụng.Là một công trình nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực sự là một bảo tàng mang đẳng cấp đế vương, một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC1.
1. Nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là bảo tàng lâu đời nhất Hà Nội, đồng thời là bảo tàng có quy mô trưng bày lớn nhất Việt Nam. Vào thời thuộc địa, đây là Bảo tàng Louis Finot - Viện bảo tàng của trường Viễn Đông Bác cổ - do người Pháp xây dựng từ năm 1926-1932.
Thời điểm mới được xây dựng, Bảo tàng Louis Finot là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất Hà Nội. Được các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế, Bảo tàng là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương,
Ngày nay Hệ thống trưng bày tại cơ sở chính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rộng khoảng 2.000 m2, được chia thành nhiều không gian cho các tuyến tham quan theo chủ điểm và thứ tự thời gian lịch sử. Ngoài ra, Bảo tàng còn cơ sở 2 ở số 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Theo thống kê, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản khoảng 200.000 hiện vật, tư liệu lịch sử. Đây thực sự là một địa điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước khám phá lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
2. Nằm trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là bảo tàng lâu đời nhất và sở hữu bộ sưu tập cổ vật lớn nhất ở TP HCM. Lịch sử Bảo tàng bắt đầu năm 1927, với đề xuất xây dựng từ Hội Nghiên cứu Đông Dương. Bảo tàng khánh thành ngày 1/1/1929 với tên gọi Bảo tàng Pacha Da Lagos.
Tòa nhà bảo tàng do kiến trúc sư người Pháp Delaval thiết kế và được hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon xây dựng theo lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois), là một công trình kiến trúc thuộc địa độc đáo của Sài Gòn xưa.
Buổi đầu, Bảo tàng Pacha Da Lagos chỉ có 2.893 cổ vật, chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé. Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử TP HCM sở hữu trên 30.000 hiện vật, về quy mô chỉ đứng sau Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Có thể nói, Bảo tàng Lịch sử TP HCM là nơi đang lưu giữ một “kho báu” cổ xưa đồ sộ, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam.
3. Không bề thế như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử TP HCM, nhưng Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính là bảo tàng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, với tiền thân là Bảo tàng Chàm, được Trường Viễn Đông Bác cổ cho xây từ dựng năm 1915-1919.
Dự án xây dựng bảo tàng do hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Đề án được chọn là một tòa nhà kiểu Pháp đương thời kết hợp với một số nét kiến trúc Chăm. Qua càng thời kỳ lịch sử, Bảo tàng liên tục được mở rộng về quy mô trưng bày.
Ngày nay, tổng số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lên tới khoảng 500, được phân chia theo các phòng / hành lang tương ứng với nơi phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm... Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.
Sở hữu những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng giờ đây là một “địa chỉ đỏ” về du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến khám phá ở Đà Nẵng.
4. Nằm trong khu Thành Nội, phía Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có lịch sử hình thành từ năm 1923 với tên gọi ban đầu là Bảo tàng Khải Định, là bảo tàng lâu đời nhất Cố đô Huế.
Tòa nhà chính của Bảo tàng vốn là điện Long An, được xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Ban đầu công trình nằm trong cung Bảo Định. Vào năm 1909, triều đình cho dời điện Long An đến vị trí hiện nay để làm thư viện và đến năm 1923 thì được dùng làm Bảo tàng Khải Định.
Phần lớn các hiện vật trong Bảo tàng đã được hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập và tàng trữ từ năm 1913. Sau các biến cố lịch sử, số cổ vật không còn nguyên vẹn như xưa. Hiện tại Bảo tàng có khoảng 700 hiện vật được trưng bày thường xuyên, một số trong đó từng được các vị vua sử dụng.
Là một công trình nằm trong quần thể di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thực sự là một bảo tàng mang đẳng cấp đế vương, một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Văn hóa dòng họ - nét đặc sắc trong văn hóa Việt. Nguồn: VTC1.