Nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Lũng Cú là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách ghé thăm vì đây là điểm cực Bắc của Việt Nam, nơi có cột cờ Lũng Cú nổi tiếng. Phía sau tên gọi địa danh Lũng Cú là một một truyền thuyết về loài rồng mà không phải ai cũng biết.Tương truyền, khi xưa Đồng Văn là một vùng đá tai mèo khô cằn, hoang vu. Mùa đông lạnh giá, mùa hạ nóng nực. Bao bộ tộc đến đây định cư cũng phải bỏ đi.Ngày nọ, một con rồng từ trên trời bay xuống và đậu trên ngọn núi cao nhất của khu vực. Rồng say sưa ngắm cảnh núi non hùng vĩ và rất hài lòng về điểm ngụ cư.Song có điều làm rồng động lòng trắc ẩn, đó là nơi đây không có nguồn nước cho con người và các loài vật sinh tồn. Vì vậy, trước khi về trời, rồng đã để lại đôi mắt như một nguồn nước cho cuộc sống sinh sôi nảy nở.Nhờ có hồ mắt rồng, người dân địa phương đã có đủ nước sinh hoạt và tưới tiêu hàng ngày, các bản làng dần dần hình thành khiến vùng đất này không còn cô quạnh.Để ghi nhớ công đức của rồng, mọi người đã gọi nơi mình sống là Long Cư, nghĩa là mảnh đất Rồng cư ngụ. Theo thời gian, tên gọi này chệnh thành Lũng Cú.Ngọn núi trong câu chuyện cổ tích năm xưa được người đời gọi là núi Rồng và đôi mắt của Rồng để lại chính là hai hồ bán nguyệt nằm đối xứng nhau qua ngọn núi, mà ngày nay vẫn còn trong xanh.Bên cạnh truyền thuyết về rồng, vùng đất Lũng Cú còn lưu truyền một giai thoại rằng, thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này.Vua lệnh rằng, cứ mỗi canh lại đánh ba hồi trống đĩnh đạc. Tử ngọn núi cao, tiếng trống vang xa mấy dặm, như một sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dòng giống Con Rồng - Cháu Tiên bất khuất.Ngày nay, nếu lữ khách có dịp đến với mảnh đất địa đầu Lũng Cú, xin đừng quên ôn lại truyền thuyết xưa và cảm nhận hơi thở của rồng đang lan tỏa cùng những làn gió ngọt lành qua những núi đồi hùng vĩ...
Nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Lũng Cú là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách ghé thăm vì đây là điểm cực Bắc của Việt Nam, nơi có cột cờ Lũng Cú nổi tiếng. Phía sau tên gọi địa danh Lũng Cú là một một truyền thuyết về loài rồng mà không phải ai cũng biết.
Tương truyền, khi xưa Đồng Văn là một vùng đá tai mèo khô cằn, hoang vu. Mùa đông lạnh giá, mùa hạ nóng nực. Bao bộ tộc đến đây định cư cũng phải bỏ đi.
Ngày nọ, một con rồng từ trên trời bay xuống và đậu trên ngọn núi cao nhất của khu vực. Rồng say sưa ngắm cảnh núi non hùng vĩ và rất hài lòng về điểm ngụ cư.
Song có điều làm rồng động lòng trắc ẩn, đó là nơi đây không có nguồn nước cho con người và các loài vật sinh tồn. Vì vậy, trước khi về trời, rồng đã để lại đôi mắt như một nguồn nước cho cuộc sống sinh sôi nảy nở.
Nhờ có hồ mắt rồng, người dân địa phương đã có đủ nước sinh hoạt và tưới tiêu hàng ngày, các bản làng dần dần hình thành khiến vùng đất này không còn cô quạnh.
Để ghi nhớ công đức của rồng, mọi người đã gọi nơi mình sống là Long Cư, nghĩa là mảnh đất Rồng cư ngụ. Theo thời gian, tên gọi này chệnh thành Lũng Cú.
Ngọn núi trong câu chuyện cổ tích năm xưa được người đời gọi là núi Rồng và đôi mắt của Rồng để lại chính là hai hồ bán nguyệt nằm đối xứng nhau qua ngọn núi, mà ngày nay vẫn còn trong xanh.
Bên cạnh truyền thuyết về rồng, vùng đất Lũng Cú còn lưu truyền một giai thoại rằng, thời Tây Sơn, sau khi đại thắng quân xâm lược, vua Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống rất to ở trạm gác vùng biên ải hiểm trở này.
Vua lệnh rằng, cứ mỗi canh lại đánh ba hồi trống đĩnh đạc. Tử ngọn núi cao, tiếng trống vang xa mấy dặm, như một sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dòng giống Con Rồng - Cháu Tiên bất khuất.
Ngày nay, nếu lữ khách có dịp đến với mảnh đất địa đầu Lũng Cú, xin đừng quên ôn lại truyền thuyết xưa và cảm nhận hơi thở của rồng đang lan tỏa cùng những làn gió ngọt lành qua những núi đồi hùng vĩ...