Khi còn trẻ, Hitler mơ ước trở thành một nghệ sĩ. Y 2 lần nộp đơn xin được vào học tại Viện Nghệ thuật Vienna nước Áo (năm 1907 và 1908) nhưng đều bị từ chối. Hitler bỏ học năm 16 tuổi mà không có chứng chỉ nào. .
Hitler chiến đấu trong lục quân trong 4 năm thời Thế chiến 1. Y được thưởng 2 huân chương Chữ Thập Sắt vì lòng “can đảm”. Hitler từng một thời vô gia cư và phải sống 4 năm trên đường phố Vienna, sống bằng nghề bán bưu thiếp do tự tay y làm. Có nguồn tin cho rằng thái độ bài Do Thái của y bắt nguồn từ thời y sống ở Vienna.
Mối tình đầu của Hitler là một cô gái Do Thái tên là Stefanie Isak, người mà y đã viết tặng vô số bài thơ.
Những vận may của Hittler
Bom hẹn giờ trong thùng rượu mạnh
Trong một nỗ lực khác, ngày 13/3/1943 sau chuyến thị sát của Hitler tới đồn Smolensk. Trước khi ông trùm phát xít và đoàn tùy tùng lên máy bay trở về bản doanh, sĩ quan Tresckow nhanh chóng tiếp cận một nhân viên trong đội, nhờ người này mang một hộp chứa hai chai rượu mạnh chuyển cho người bạn ở Berlin. Nhân viên đoàn tùy tùng lập tức nhận lời mà không biết rằng trong đó chứa bom, phát nổ sau 30 phút.
Tresckow và đồng chủ mưu Fabian von Schlabrendorff hy vọng cái chết của Hitler sẽ là chất xúc tác cho một cuộc đảo chính lật đổ các lãnh đạo cấp cao của phát xít.
Tuy nhiên, kế hoạch tan thành mây khói khi máy bay của Hitler vẫn hạ cánh an toàn xuống sân bay ở Berlin.
“Chúng tôi rất bất ngờ và không thể hiểu vì sao mọi chuyện thất bại”, Schlabrendorff nhớ lại. “Trường hợp xấu nhất là quả bom bị phát hiện khiến chúng tôi bại lộ, kéo theo cái chết của nhiều người khác”.
Tresckow hoảng sợ liên lạc với người mà ông gửi món hàng và thông báo có một sự nhầm lẫn nhỏ. Ngày hôm sau, Schlabrendorff tới trụ sở chính của Hitler và tráo quả bom với hai chai rượu thật. Một cầu chì bị lỗi là lý do khiến quả bom không phát nổ.
Phi vụ tại triển lãm vũ khí
Sau thất bại đầu tiên khoảng một tuần, Tresckow cùng đồng sự tiếp tục lên kế hoạch lấy mạng Hitler một lần nữa. Địa điểm dự kiến là tại một cuộc triển lãm trưng bày cờ và vũ khí của Liên Xô ở Berlin. Hitler sẽ tới tham quan sự kiện này.
Sĩ quan Rudolf von Gertsdorff tình nguyện trở thành người mang bom. Song, sau khi tiến hành nghiên cứu, thăm dò, ông nhận ra rằng cài đặt bom tại triển lãm là nhiệm vụ bất khả thi bởi lớp an ninh bảo vệ quá dày.
Ngày 21/3/1943, Gertsdorff có cơ hội tuyệt vời để cùng chết với Hitler khi ông trở thành người hướng dẫn cho trùm phát xít tại triển lãm. Quả bom được hẹn giờ phát nổ sau 10 phút. Nhưng dù được Gersdorff dẫn đường, Hitler vẫn quyết định rời đi thông qua một cánh cửa ngách khi vừa mới xuất hiện được vài phút. Gersdorff sau đó vô hiệu hóa quả bom trong một nhà vệ sinh chỉ vài giây trước khi nó phát nổ.
Vụ cài bom trong buổi diễn thuyết
Georg Elser, thợ mộc người Đức, kịch liệt phản đối chủ nghĩa phát xít vì cho rằng chế độ của Hilter chắc chắn sẽ hủy hoại nền kinh tế, đưa đất nước tới tình cảnh loạn lạc vì chiến tranh nên từ lâu đã nung nấu kế hoạch ám sát quốc trưởng.
Biết rằng Hitler sẽ phát biểu tại nhà máy bia Burgerbraukeller, Munich, nhân kỷ niệm ngày “Đảo chính Nhà hàng bia”, Elser dành nhiều tháng để nghiên cứu, chế tạo một quả bom hẹn giờ, sẽ phát nổ 144 tiếng sau kích hoạt.
Khi hoàn thành quả bom, Elser chôn quả mìn ở ngay dưới chân một chiếc cột đỡ trần mái gần bục chính của quán, đây là nơi giới chóp bu của chủ nghĩa phát xít thường tụ tập.
Sau vài tuần hành động bí mật, Elser đã lắp đặt thành công quả bom trong cột bê tông và điều chỉnh để nó phát nổ vào đúng 21h20 ngày 8/11/1939, gần giữa bài phát biểu của Hitler.