Bạn của chú rể bắt cóc cô dâu
Trên con đường chinh phục xứ Wales, người La Mã cổ đại đã mang theo những nhu yếu phẩm và vũ khí cần thiết, văn hóa đặc trưng của họ. Phong tục cưới hỏi cũng là một trong số đó. Sau này, phong tục đó vẫn được lưu truyền cho đến đời sau. Sau buổi lễ rước dâu, cô dâu sẽ bị giấu trong nhà của cô ấy cho đến khi những người bạn của chú rể lẻn vào bắt cóc cô dâu. Phong tục này được xem như là điều bất ngờ chú rể dành tặng cô dâu.
Sau khi tìm được cô dâu, những người bạn của chú rể sẽ tiếp tục rắc bánh vụn tung lên người cô dâu. Họ tin rằng điều này sẽ giúp cô sinh ra những đứa con xinh xắn khỏe mạnh. Sau nhiều năm, phong tục này biến thể thành cô dâu chú rể cùng nhau ăn một chiếc bánh.
Mặc nhiều lớp váy
Những người Kamchadal từ vùng Đông Bắc nước Nga đã tiến hành nghi thức cởi bỏ quần áo của cô dâu. Họ sẽ chính thức trở thành vợ chồng khi trên người cô dâu không còn mảnh vải. Vì thế những người phụ nữ trong nhà mặc cho cô dâu thật nhiều lớp váy để nhiệm vụ của chú rể khó khăn hơn.
Thay vì mặc nhiều lớp váy thì người Trung Đông lại xé rách quần áo của cô dâu như để chúc mừng những điều may mắn nhất sẽ đến với cuộc hôn nhân của họ. Phong tục này cũng là tiền đề cho tục tung hoa cưới. Cô dâu sẽ tung những bó hoa để thoát khỏi những khách mời.
Bị kiểm tra thật kỹ lưỡng
Ở nước Nga, trong suốt những thế kỷ 19 những cô gái sắp làm dâu sẽ được đưa đến gặp những người bạn nữ của chú rể. Cô gái sẽ cởi bỏ hết quần áo để những người bạn kia đánh giá xem cô gái đó có đủ đạt chuẩn cơ thể hay không. Trong lễ cưới, họ sẽ ném hoa bia vào cô dâu để chúc phúc cho cô gái.
Xác định sự thống trị của cô dâu
Ở đất nước Thụy Điển, cô dâu sẽ chủ động tìm chú rể trước lễ cưới, bắt lấy anh ta trước lúc anh ta nhận ra cô. Cô dâu sẽ đi trước chú rể một bước và là người đầu tiên ngồi vào chiếc ghế dành cho hai người trong nhà thờ. Cô cũng vờ như đánh rơi cái gì đó để anh ấy nhặt – tất cả để chứng minh rằng anh ta sẽ vui vẻ tuân lệnh cô sau khi kết hôn.
Đổi quần áo với chú rể
Một số đất nước như Ai Cập, Nga và Đan Mạch, cô dâu sẽ mặc trang phục của chiến binh trong khi chú rể mặc trang phục váy cưới. Có rất nhiều lý do giải thích cho nghi lễ kỳ lạ này, nhưng chủ yếu nhất vẫn là làm lạc hướng “những thế lực tàn ác”.
Những cô dâu miền Trung Maroc sẽ phải lên lưng ngựa và giữ chặt một cây mía để chú rể ném đá hoặc bất cứ thứ gì vào cây mía.
Đeo bùa may mắn
Truyền thống Xen-tơ có nguồn gốc từ Cộng hòa Ireland buộc cô dâu kéo lê một cái móng ngựa bằng sắt nặng nề xuống giáo đường như một lời chúc phúc may mắn cho cô ấy trên con đường hôn nhân. Mặc dù vậy, chính những cô dâu thời nay đã chỉnh sửa lại tập quán đó thành những lá bùa bằng bạc hay những chuỗi hạt bằng vàng nhẹ nhàng.