Cái nắm tay vượt qua ranh giới: Hình ảnh hai bia mộ này là của cặp vợ chồng J.W.C van Gorcum, một đại tá của Kỵ binh Hà Lan, ủy viên dân quân ở Limburg, và vợ ông, phu nhân J.C.P.H van Aefferden. Hai người buộc phải chôn cất trong hai mảnh đất khác nhau, người chồng ở vùng đất cho các tín đồ Tin Lành, người vợ thì được chôn cất trên đất Công giáo. Họ kết hôn bất chấp sự phản đối của xã hội do những khác biệt về tôn giáo và đẳng cấp. Thế nhưng, đến khi hai người này qua đời, người ta vẫn chia rẽ họ bằng cách không để hai người nằm cạnh nhau. Tuy nhiên, cảm động về tình yêu của hai người, những người làm bia mộ đã dựng một cặp bia mộ có đôi tay nắm lấy nhau dù bị ngăn cách bởi bức tường, để họ có thể ở bên nhau mãi mãi. Chết cũng còn mâu thuẫn: Điều đặc biệt của ngôi mộ này là hình ảnh một cặp vợ chồng quay lưng lại với nhau cùng dáng vẻ giận dỗi. Người đàn ông thì ngôi trên ghế sô pha, hướng về phía trên trời trong khi người phụ nữ lại ở hướng ngược lại. Cặp tượng này đặc biệt như vậy là do trước khi qua đời, trước đó người chồng đã chết từ lâu, bà muốn cho con cháu thực sự biết cuộc hôn nhân của họ đã diễn ra: Trong 30 năm cuối đời, họ đã không nói với nhau lấy một câu. Muốn ngắm nhìn mãi gương mặt nhau: Fernand Arbelot là nhạc sĩ, diễn viên người Pháp qua đời năm 1990, ông được chôn cất ở nghĩa trang Pere Lachaise. Người ta khắc họa hình ảnh ông nhìn chằm chằm vào bức tượng đầu vợ mình do di nguyện của ông muốn được nhìn ngắm khuôn mặt bà mãi mãi. Cuộc sống sau khi chết của một cậu bé đáng thương: Bia mộ độc đáo này lại thể hiện hình ảnh một cậu bé đứng nhảy trên chính chiếc xe lăn của mình. Nhiều người cho rằng, khi còn sống, cậu đã phải gắn chặt gần như toàn bộ cuộc đời vào chiếc xe lăn và chỉ khi chết đi, cậu mới được thoát khỏi nỗi khổ sinh thời đó. Những bia mộ kỳ lạ sau vườn giao thông: Để nhường chỗ xây dựng tuyến đường sắt London & Midland vào những năm 1860, người ta đã xếp chồng các bia đá quanh cái cây tại nghĩa trang St. Pancras này. Người trực tiếp giám sát công việc trên chính là Thomas Hardy, một tác giả nổi tiếng thời kỳ Victoria. Nhà văn nổi tiếng vì cái chết của mình: Nghĩa trang Pere Lachaise cũng được du khách thập phương ghé thăm mỗi năm, bởi đây chính là nơi an nghỉ của vô số các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Tuy nhiên, chủ nhân của ngôi mộ độc đáo nhất trong này có lẽ vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Ông là nhà văn Bỉ Georges Rodenbach, vốn nổi tiếng với những cuốn sách gây tranh cãi trong giới tri thức Pháp lúc bấy giờ. Bức tượng đồng trên bia đá của ông được cho là bản sao hình ảnh ông ngoài đời, trong tư thế trồi mình lên từ nửa trên tấm bia, với một bông hồng trong tay. Trông giống một kiệt tác nghệ thuật đúng không? Ngôi mộ của người chồng si tình: Jonathan Reed là một người đàn ông cực kỳ yêu vợ. Cái chết của người vợ Mary vào năm 1893 khiến ông cực kỳ đau khổ. Để không phải rời xa vợ mình, ông đã chuyển hẳn vào sống trong hầm mộ bà suốt hơn 10 năm sau đó. Sau khi qua đời vào năm 1905, ông đã chính thức được đoàn tụ với vợ mình dưới âm phủ. Bức tượng tình yêu vĩnh cửu: Thị trấn Hiawatha, Kansas có một ngôi mộ cực kỳ hoành tráng, minh chứng cho cuộc tình của ông John Milburn Davis và Sarah Hart con gái một gia đình giàu có. Chuyện tình của hai người bị cẩm cản. Tuy nhiên, hai người quyết tâm đến với nhau, họ cùng làm trang trại và trở nên giàu có. Nhưng sau cái chết của bà vào năm 1930, John đã hoàn toàn suy sụp và quyết làm một điều thật vĩ đại để tưởng nhớ vợ mình. Ông đã chi tận 100.000 USD nhằm xây dựng một đài tưởng niệm cho vợ. Để huy động được số tiền lớn như vậy giữa thời kỳ Đại Khủng Hoảng, ông phải bán cả căn biệt thự lẫn nông trại. Trước khi chết, toàn bộ mớ tài sản khổng lồ mà ông gây dựng đã tiêu tan. Bên trong công trình này là 11 bức tượng John và Sarah Davis được làm bằng đá cẩm thạch Ý, các bình đựng di cốt và một phiến đá cẩm thạch có trọng lượng trên 50 tấn Nguyện vọng nhỏ bé của một người thợ: Jack Crowell là chủ sở hữu nhà máy sản xuất kẹp quần áo gỗ cuối cùng ở Mỹ. Bia mộ phía trên chính là phản ánh rõ rệt nhất cho tính cách và sự nghiệp của người đàn ông này.
Cái nắm tay vượt qua ranh giới: Hình ảnh hai bia mộ này là của cặp vợ chồng J.W.C van Gorcum, một đại tá của Kỵ binh Hà Lan, ủy viên dân quân ở Limburg, và vợ ông, phu nhân J.C.P.H van Aefferden. Hai người buộc phải chôn cất trong hai mảnh đất khác nhau, người chồng ở vùng đất cho các tín đồ Tin Lành, người vợ thì được chôn cất trên đất Công giáo. Họ kết hôn bất chấp sự phản đối của xã hội do những khác biệt về tôn giáo và đẳng cấp. Thế nhưng, đến khi hai người này qua đời, người ta vẫn chia rẽ họ bằng cách không để hai người nằm cạnh nhau. Tuy nhiên, cảm động về tình yêu của hai người, những người làm bia mộ đã dựng một cặp bia mộ có đôi tay nắm lấy nhau dù bị ngăn cách bởi bức tường, để họ có thể ở bên nhau mãi mãi.
Chết cũng còn mâu thuẫn: Điều đặc biệt của ngôi mộ này là hình ảnh một cặp vợ chồng quay lưng lại với nhau cùng dáng vẻ giận dỗi. Người đàn ông thì ngôi trên ghế sô pha, hướng về phía trên trời trong khi người phụ nữ lại ở hướng ngược lại. Cặp tượng này đặc biệt như vậy là do trước khi qua đời, trước đó người chồng đã chết từ lâu, bà muốn cho con cháu thực sự biết cuộc hôn nhân của họ đã diễn ra: Trong 30 năm cuối đời, họ đã không nói với nhau lấy một câu.
Muốn ngắm nhìn mãi gương mặt nhau: Fernand Arbelot là nhạc sĩ, diễn viên người Pháp qua đời năm 1990, ông được chôn cất ở nghĩa trang Pere Lachaise. Người ta khắc họa hình ảnh ông nhìn chằm chằm vào bức tượng đầu vợ mình do di nguyện của ông muốn được nhìn ngắm khuôn mặt bà mãi mãi.
Cuộc sống sau khi chết của một cậu bé đáng thương: Bia mộ độc đáo này lại thể hiện hình ảnh một cậu bé đứng nhảy trên chính chiếc xe lăn của mình. Nhiều người cho rằng, khi còn sống, cậu đã phải gắn chặt gần như toàn bộ cuộc đời vào chiếc xe lăn và chỉ khi chết đi, cậu mới được thoát khỏi nỗi khổ sinh thời đó.
Những bia mộ kỳ lạ sau vườn giao thông: Để nhường chỗ xây dựng tuyến đường sắt London & Midland vào những năm 1860, người ta đã xếp chồng các bia đá quanh cái cây tại nghĩa trang St. Pancras này. Người trực tiếp giám sát công việc trên chính là Thomas Hardy, một tác giả nổi tiếng thời kỳ Victoria.
Nhà văn nổi tiếng vì cái chết của mình: Nghĩa trang Pere Lachaise cũng được du khách thập phương ghé thăm mỗi năm, bởi đây chính là nơi an nghỉ của vô số các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Tuy nhiên, chủ nhân của ngôi mộ độc đáo nhất trong này có lẽ vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Ông là nhà văn Bỉ Georges Rodenbach, vốn nổi tiếng với những cuốn sách gây tranh cãi trong giới tri thức Pháp lúc bấy giờ. Bức tượng đồng trên bia đá của ông được cho là bản sao hình ảnh ông ngoài đời, trong tư thế trồi mình lên từ nửa trên tấm bia, với một bông hồng trong tay. Trông giống một kiệt tác nghệ thuật đúng không?
Ngôi mộ của người chồng si tình: Jonathan Reed là một người đàn ông cực kỳ yêu vợ. Cái chết của người vợ Mary vào năm 1893 khiến ông cực kỳ đau khổ. Để không phải rời xa vợ mình, ông đã chuyển hẳn vào sống trong hầm mộ bà suốt hơn 10 năm sau đó. Sau khi qua đời vào năm 1905, ông đã chính thức được đoàn tụ với vợ mình dưới âm phủ.
Bức tượng tình yêu vĩnh cửu: Thị trấn Hiawatha, Kansas có một ngôi mộ cực kỳ hoành tráng, minh chứng cho cuộc tình của ông John Milburn Davis và Sarah Hart con gái một gia đình giàu có. Chuyện tình của hai người bị cẩm cản. Tuy nhiên, hai người quyết tâm đến với nhau, họ cùng làm trang trại và trở nên giàu có. Nhưng sau cái chết của bà vào năm 1930, John đã hoàn toàn suy sụp và quyết làm một điều thật vĩ đại để tưởng nhớ vợ mình. Ông đã chi tận 100.000 USD nhằm xây dựng một đài tưởng niệm cho vợ. Để huy động được số tiền lớn như vậy giữa thời kỳ Đại Khủng Hoảng, ông phải bán cả căn biệt thự lẫn nông trại. Trước khi chết, toàn bộ mớ tài sản khổng lồ mà ông gây dựng đã tiêu tan. Bên trong công trình này là 11 bức tượng John và Sarah Davis được làm bằng đá cẩm thạch Ý, các bình đựng di cốt và một phiến đá cẩm thạch có trọng lượng trên 50 tấn
Nguyện vọng nhỏ bé của một người thợ: Jack Crowell là chủ sở hữu nhà máy sản xuất kẹp quần áo gỗ cuối cùng ở Mỹ. Bia mộ phía trên chính là phản ánh rõ rệt nhất cho tính cách và sự nghiệp của người đàn ông này.