Năm 1981, một lăng mộ của nhà Hán ở Quy Sơn, Từ Châu đã được khai quật. Trước khi đi sâu vào ngôi mộ, nhóm chuyên gia bắt gặp một bia đá có viết: "Ta tuy là thế hệ vua Chu, nhưng trong lăng mộ của ta không có gì đáng giá, đừng đào bới".Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược, ở đây có rất nhiều bảo vật có giá trị lịch sử và kho báu khổng lồ: Các chuyên gia đã tìm thấy vô số đồ bằng vàng, bạc, châu báu cũng như hàng nghìn đồ vật khảo cổ quan trọng. Hơn nữa, nơi ẩn náu của nó cũng vô cùng kín đáo, nhóm khảo cổ phải mất 7 năm mới tìm ra được vị trí thực sự.Ban đầu, mọi người đều nghĩ rằng ngôi mộ nằm trong núi, nhưng khi người dân địa phương khai quật thì thấy nó trống không, đoàn khảo cổ mới biết mọi người đã đoán nhầm. Sau đó, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, ngôi mộ đã được khai quật thành công.Cho đến nay, ngôi mộ có giá trị lịch sử to lớn này đã được tìm thấy, nhưng những bí ẩn ẩn chứa bên trong nó vẫn đang chờ được khám phá nhiều hơn.Ví dụ, con người thời đó làm cách nào để làm ra những công trình "siêu cấp" một cách hoàn hảo trong điều kiện lạc hậu như vậy?Sau khi các bức tường của lăng mộ được khai quật và mở ra, trên đó tìm thấy hình ảnh một người chào đón khách. Các chuyên gia vẫn đang tích cực nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời.Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Quy Sơn phát hiện ra mộ cổ. Có một ngôi mộ được gọi là "Đệ nhất cổ mộ" – Quy Sơn Hán mộ, diện tích của ngôi mộ lên tới hơn 700 m2, gần như chiếm trọn cả ngọn núi Quy Sơn.Lăng mộ này được người dân địa phương tình cờ phát hiện vào tháng 2 năm 1981 khi họ đang khai thác đá trên núi. Sau khi mọi người phát hiện ra ngôi mộ cổ, họ đều rất tò mò về nó. Để tìm hiểu, dân làng đã dùng dây thừng đưa một thanh niên đi vào trong hang, người thanh niên này đã tìm thấy một số lượng lớn tượng người và ngựa bằng đất nung.Để nhanh chóng xác định danh tính chủ nhân của ngôi mộ, các chuyên gia phải đọc các thông tin từ các di vật hoặc văn bia. Nhưng điều đáng nói là, sau nhiều nỗ lực, họ vẫn không tìm thấy được gì để có thể chứng minh danh tính thực sự của chủ nhân ngôi mộ.Mãi đến năm 1985, mọi việc mới dần biến chuyển. Một người nông dân nói rằng ông ta biết chủ nhân của ngôi mộ, sau khi nghe tin, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hỏi cặn kẽ sự việc.Hóa ra người dân làng này cũng có mặt tại địa điểm khảo cổ từ năm 1981. Thời điểm đó công tác bảo vệ các di tích khảo cổ không được thực hiện nghiêm ngặt như ngày nay, ông cùng với một số người dân có trèo vào trong mộ xem xét, phát hiện ra một chiếc ấn bằng đồng có khắc hình con rùa.Chiếc ấn này dài 2,1 cm, cao 1,7 cm, bên trên chiếc ấn khắc hai chữ "Lưu Chú" bằng kiểu chữ triện. Đến đây, danh tính của chủ mộ đã thực sự lộ diện. Các chuyên gia sau đó xác nhận chủ nhân ngôi mộ chính là Lưu Chú, và cũng lấy lại thành công ấn đồng.>>>Xem thêm video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm (Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh).
Năm 1981, một lăng mộ của nhà Hán ở Quy Sơn, Từ Châu đã được khai quật. Trước khi đi sâu vào ngôi mộ, nhóm chuyên gia bắt gặp một bia đá có viết: "Ta tuy là thế hệ vua Chu, nhưng trong lăng mộ của ta không có gì đáng giá, đừng đào bới".
Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược, ở đây có rất nhiều bảo vật có giá trị lịch sử và kho báu khổng lồ: Các chuyên gia đã tìm thấy vô số đồ bằng vàng, bạc, châu báu cũng như hàng nghìn đồ vật khảo cổ quan trọng. Hơn nữa, nơi ẩn náu của nó cũng vô cùng kín đáo, nhóm khảo cổ phải mất 7 năm mới tìm ra được vị trí thực sự.
Ban đầu, mọi người đều nghĩ rằng ngôi mộ nằm trong núi, nhưng khi người dân địa phương khai quật thì thấy nó trống không, đoàn khảo cổ mới biết mọi người đã đoán nhầm. Sau đó, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, ngôi mộ đã được khai quật thành công.
Cho đến nay, ngôi mộ có giá trị lịch sử to lớn này đã được tìm thấy, nhưng những bí ẩn ẩn chứa bên trong nó vẫn đang chờ được khám phá nhiều hơn.Ví dụ, con người thời đó làm cách nào để làm ra những công trình "siêu cấp" một cách hoàn hảo trong điều kiện lạc hậu như vậy?
Sau khi các bức tường của lăng mộ được khai quật và mở ra, trên đó tìm thấy hình ảnh một người chào đón khách. Các chuyên gia vẫn đang tích cực nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Quy Sơn phát hiện ra mộ cổ. Có một ngôi mộ được gọi là "Đệ nhất cổ mộ" – Quy Sơn Hán mộ, diện tích của ngôi mộ lên tới hơn 700 m2, gần như chiếm trọn cả ngọn núi Quy Sơn.
Lăng mộ này được người dân địa phương tình cờ phát hiện vào tháng 2 năm 1981 khi họ đang khai thác đá trên núi. Sau khi mọi người phát hiện ra ngôi mộ cổ, họ đều rất tò mò về nó. Để tìm hiểu, dân làng đã dùng dây thừng đưa một thanh niên đi vào trong hang, người thanh niên này đã tìm thấy một số lượng lớn tượng người và ngựa bằng đất nung.
Để nhanh chóng xác định danh tính chủ nhân của ngôi mộ, các chuyên gia phải đọc các thông tin từ các di vật hoặc văn bia. Nhưng điều đáng nói là, sau nhiều nỗ lực, họ vẫn không tìm thấy được gì để có thể chứng minh danh tính thực sự của chủ nhân ngôi mộ.
Mãi đến năm 1985, mọi việc mới dần biến chuyển. Một người nông dân nói rằng ông ta biết chủ nhân của ngôi mộ, sau khi nghe tin, các chuyên gia đã nhanh chóng đến hỏi cặn kẽ sự việc.
Hóa ra người dân làng này cũng có mặt tại địa điểm khảo cổ từ năm 1981. Thời điểm đó công tác bảo vệ các di tích khảo cổ không được thực hiện nghiêm ngặt như ngày nay, ông cùng với một số người dân có trèo vào trong mộ xem xét, phát hiện ra một chiếc ấn bằng đồng có khắc hình con rùa.
Chiếc ấn này dài 2,1 cm, cao 1,7 cm, bên trên chiếc ấn khắc hai chữ "Lưu Chú" bằng kiểu chữ triện. Đến đây, danh tính của chủ mộ đã thực sự lộ diện. Các chuyên gia sau đó xác nhận chủ nhân ngôi mộ chính là Lưu Chú, và cũng lấy lại thành công ấn đồng.
>>>Xem thêm video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm (Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh).