Thú hoang dâm của Từ Hy Thái Hậu khiến hậu thế khiếp sợ

Google News

Ở tuổi 26, Từ Hy đã trở thành một góa phụ gối chăn đơn chiếc, thế nên dã sử Trung Quốc đã đồn đại rất nhiều chuyện về chốn khuê phòng của người phụ nữ này, mặc dù đây là việc “tế nhị” mà chính sử không hề ghi lại.

Từ Hy Thái Hậu (1835 – 1908) xuất thân từ Mãn quân Tương Lam kỳ. Năm Hàm Phong (1851) nhập cung với thân phận phi tần, 6 năm sau sinh ra Tái Thuần (Hoàng đế Đồng Trị) và được phong là Quý Phi, đây cũng là địa vị cao nhất đến khi Hàm Phong Đế qua đời. Đồng Trị đế đăng cơ, bà được tấn phong Thánh mẫu Hoàng Thái Hậu, nhập vào Mãn quân Tương Hoàng kỳ (một trong 8 kỳ của nhà Thanh).
Ở tuổi 26, Từ Hy đã trở thành một góa phụ gối chăn đơn chiếc, thế nên dã sử Trung Quốc đã đồn đại rất nhiều chuyện về chốn khuê phòng của người phụ nữ này, mặc dù đây là việc “tế nhị” mà chính sử không hề ghi lại.
Theo những gì mà người ta đồn đại về Từ Hy thì vị Thái hậu này nổi tiếng khắp hậu cung về lối sống bê tha, dâm loạn. Trong đó có rất nhiều người nổi tiếng thời điểm đó cũng đã phải qua tay người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp này.
Thu hoang dam cua Tu Hy Thai Hau khien hau the khiep so
Chân dung Từ Hy Thái Hậu. 
Người đầu tiên phải kể tới chính là Thân vương Cung Dịch, người mà ngay từ khi chưa vào cung, Từ Hy đã giam dâm. Đến khi được chọn vào làm cung tần trong hậu cung, người ta nói rằng cô gái mới 16 tuổi đó thường lợi dụng lúc mọi người không chú ý lẻn trốn chạy đến bên Thân Vương để thỏa mãn hoan lạc, thậm chí có người hoài nghi Hoàng Đế Đồng Trị vốn không phải là con đẻ của Hàm Phong, mà là con riêng của Từ Hy Thái Hậu với Thân Vương.
Đến khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì Từ Hy lại khá chung tình với Vinh Lộc, người tình đầu tiên của bà. Theo dã sử thì chính Vinh Lộc đã cứu Từ Hy khỏi một vụ cưỡng hiếp nên cô gái này đã đem lòng thầm thương trộm nhớ vị ân nhân của mình. Từ đây mối quan hệ của cả hai được đâm hoa kết trái cho đến khi Từ Hy nhập cung. Vì tình yêu với Vinh Lộc mà vị Thái hậu này còn cho người tình tham gia xác định người kế thừa ngai vàng (tức Hoàng đế Quang Phổ). Sau này khi chạy trốn liên quân 8 nước, người tình chung thủy của Từ Hy cũng luôn sát cánh bên bà vượt qua rất nhiều hoạn nạn, đắng cay.
Tuy nhiên dường như chỉ một người tình không đủ đáp ứng “nhu cầu tình dục” quá cao nên người phụ nữ quyền lực này còn sở hữu cả những tình nhân “nửa đực nửa cái”. Khang Hữu trong một cuốn sách đã nói rằng: “Từ Hy thái hậu là một ác nữ hung bạo, là một bà lão khiến cho mọi người đều thảo ác, sống một cuộc sống phong lưu, phóng đãng. Là một thái hậu, một cung phi sa đọa, sức khỏe của bà rất tốt, ham muốn tình ái cũng rất mạnh mẽ. Đứng đầu trong những hoạn quan của bà cũng không phải chỉ đơn thuần là một vị thái giám, mà còn là một trong những tình nhân trong suốt quãng đời của bà”.
Người mà Khang Hữu nhắc tới đây chính là thái giám An Đức Hải và Lý Liên Anh. Vì thái giám không có khả năng sinh sản nên việc quan hệ của Từ Hy với những thái giám này phần nhiều là một dạng kích thích và an ủi tâm lý. Không những thế, nổi tiếng là một thái giám gian ngoan, Lý Liên Anh còn rất biết cách đáp ứng nhu cầu tình dục của Từ Hy Thái Hậu, vì thế nhận được sự sủng ái đặc biệt từ bà, mặc dù sự yêu chiều này kèm theo một khuynh hướng tâm lý biến thái.
Văn Đình Thức thời nhà Thanh đã từng nhắc đến một câu chuyện như thế này trong “Vấn Trần Ngẫu Ký”, trong mùa xuân năm Quang Tự thứ 8, xưởng Lưu Ly nổi tiếng ở Bắc Kinh có một người buôn đồ cổ họ Bạch, người này đẹp mã, phong lưu, khéo léo, sau khi được Lý Liên Anh giới thiệu vào cung, người này đã được Từ Hy Thái Hậu sủng ái, triệu anh ta vào cung ở suốt 1 tháng sau mới được thả ra.
Không lâu sau, Thái Hậu mang thai, Thái Hậu Từ An sau khi biết chuyện bèn nổi trận lôi đình, muốn lấy lý do này phế danh nghĩa Hoàng Đế của Từ Hy Thái Hậu. Đại thần khuyên can tốt nhất không nên làm vì lo lắng Thái Hậu Từ An không giữ được mạng sống, tuy nhiên Từ An Thái Hậu không nghe, kết quả bị chết đột ngột ngay tối hôm đó.
Không chỉ dừng lại ở đó, dân gian còn lưu truyền việc tư thông của Từ Hy với một chàng trai họ Sử, chủ một nhà hàng bán súp ở ngoài thành. Người đàn ông này có ngoại hình vô cùng sáng lán nên khi lần đầu tiên gặp mặt tại phòng của Lý Liên Anh, vị thái hậu đã đánh tiếng cho thái giám họ Lý về việc “nhường” lại chàng trai này cho bà. Vì thế, chàng trai họ Sử thường xuyên được đưa vào cung để cùng Từ Hy… ăn sáng rồi ăn tối.
Rồi cũng chính dân gian lại đồn đại rằng, sau một năm tư thông với chàng trai họ Sử, Từ Hy đã mang thai và sinh được 1 người con trai. Vì là một thái hậu nên bà không dám nuôi cậu con trai này trong cung mà gửi nuôi dưỡng ở trong nhà Thuần Thân vương Dịch Hoàn, sau đó giết chàng trai họ Sử để bịt miệng, đứa trẻ này tức là Hoàng Đế Quang Tự sau này. Tuy nhiên tất cả những thông tin này chỉ là lời đồn đại mà không được đưa vào chính sử, vì thế tính xác thực của vụ việc chưa có hồi kết. Tuy nhiên vẫn có câu “không có lửa làm sao có khói”, miệng lưỡi của dân gian tương truyền thường thường có hình bóng của sự thật.
Nổi tiếng nhất trong những mối tình ngoài luồng của Từ Hy chính là với người tình ngoại quốc có tên Edmund Backhous. Trong cuốn tự truyện “Thái hậu và tôi” của Edmund, người đàn ông này tiết lộ rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa mình và Từ Hy bắt đầu vào năm 1902, khi đó ông mới chỉ 29 tuổi, còn Từ Hy thái hậu đã bước vào tuổi 67.
Người đàn ông này miêu tả chân thực rằng “Ngoài Từ Hy thái hậu, không có có thể khiến cho ông có được niềm đam mê thực sự”. Ông viết: “Từ Hy Thái hậu mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà thon nhỏ, duyên dáng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mềm mại, mái tóc dài vẫn đen mượt. Khi bà cười thì khiến ai cũng si mê…”. Chính vì thế mặc dù tuổi tác chênh nhau đến vài chục tuổi nhưng Từ Hy luôn khiến người tình thỏa mãn dục vọng bởi sự mãnh liệt của ham muốn cũng như từ sắc vóc trời cho bên ngoài.
Edmund còn tiết lộ, mặc dù tuổi đã cao nhưng chuyện chăn gối của Từ Hy thái hậu vẫn sung mãn vô cùng. Khi cao hứng, thậm chí bà còn bắt người tình thực hiện vô vàn những tư thế khó khiến người tình trẻ cũng bơ phờ. Bí mật để giữ gìn nhan sắc và duy trì sự dẻo dai, thỏa mãn các cuộc mây mưa của bà cũng được Edmund ghi lại. Theo đó, Từ Hy đặc biệt coi trọng việc thưởng ngoạn các món ăn được coi là tinh hoa của trời đất để cải lão hoàn đồng, bộ thận tráng dương, tăng cường sức khoẻ cho mỗi cuộc mây mưa. Một trong những món ăn được Từ Hy thái hậu đặc biệt ưa chuộng là Sâm Thử, chuột bao tử sống.
Theo Tổng hợp /Tuổi trẻ & Đời sống

>> xem thêm

Bình luận(0)