Vụ án kẹo độc bắt nguồn từ phong tục xin kẹo dịp lễ hội Halooween ở Mỹ. Vào dịp ấy, trẻ em thường hóa trang thành những nhân vật yêu thích đi thành từng nhóm và đến gõ cửa mỗi nhà trong khu phố và nói "cho kẹo hay bị ghẹo".Nếu chủ nhà không muốn trẻ em nghịch ngợm và chọc phá thì thường cho các em bánh kẹo, bim bim hoặc hoa quả. Lợi dụng điều này, Ronald O’Bryan đầu độc con đẻ.Ronald O’Bryan, bác sĩ nhãn khoa sống với vợ Daynene tại Deer Park, Texas, Mỹ đưa hai con là Timothy và Elizabeth đi xin kẹo cùng với 2 đứa trẻ con hàng xóm tại khu phố vào tối 31/10/1974.Sau khi đến một ngôi nhà để xin kẹo nhưng không có ai, Ronald tụt lại phía sau trong khi người hàng xóm tiếp tục dẫn 4 đứa trẻ đi tiếp các nhà.Về sau, Ronald bắt kịp nhóm và cầm trên tay 5 ống kẹo dạng bột có tên Pixy Stix. Sau đó y chia cho mỗi đứa trẻ, kể cả con mình một ống kẹo. Ống kẹo còn lại hắn cho một cậu bé quen ở nhà thờ.Trước lúc đi ngủ, Timothy ăn ống kẹo mà người cha cho. Sau khi ăn xong, cậu bé có những triệu chứng đau bụng, nôn mửa, co giật và tử vong trên đường đến bệnh viện.Trước cái chết của cậu bé Timothy, nhiều gia đình mang theo số kẹo mà con cái của họ được cho đến trình báo cảnh sát vì lo sợ chúng cũng bị tẩm thuốc độc.Sau quá trình kiểm tra, cảnh sát phát hiện những ống kẹo có tên Pixy Stix đều có tẩm thêm chất độc kali xyanua. 4 đứa trẻ còn lại thoát chết khi chưa ăn những ống kẹo trộn thuốc độc mà Ronald cho chúng.Ban đầu, Ronald chối tội. Tuy nhiên, cảnh sát phát hiện trước khi xảy ra vụ án kẹo độc, Ronald đang nợ 100.000 USD và mua bảo hiểm nhân thọ cho hai đứa con chỉ vài tháng trước Halloween.Cảnh sát cũng điều tra được việc Ronald từng đến một cửa hàng hóa chất ở Houston để tìm mua xyanua ngay trước thềm lễ hội. Với những bằng chứng này, cảnh sát nhận định Ronald đầu độc để giết con nhằm lấy tiền bảo hiểm.Để che đậy tội ác đã gây ra, y cũng chia số kẹo tẩm thuốc độc cho một số đứa trẻ khác nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.Do vậy, ngày 3/6/1975, O'Bryanbị kết án tử hình với tội danh giết người và âm mưu giết người. Y bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc ngày 31/3/1984.Mời độc giả xem video: Cựu điệp viên Nga bị đầu độc phục hồi nhanh chóng (nguồn: VTC1)
Vụ án kẹo độc bắt nguồn từ phong tục xin kẹo dịp lễ hội Halooween ở Mỹ. Vào dịp ấy, trẻ em thường hóa trang thành những nhân vật yêu thích đi thành từng nhóm và đến gõ cửa mỗi nhà trong khu phố và nói "cho kẹo hay bị ghẹo".
Nếu chủ nhà không muốn trẻ em nghịch ngợm và chọc phá thì thường cho các em bánh kẹo, bim bim hoặc hoa quả. Lợi dụng điều này, Ronald O’Bryan đầu độc con đẻ.
Ronald O’Bryan, bác sĩ nhãn khoa sống với vợ Daynene tại Deer Park, Texas, Mỹ đưa hai con là Timothy và Elizabeth đi xin kẹo cùng với 2 đứa trẻ con hàng xóm tại khu phố vào tối 31/10/1974.
Sau khi đến một ngôi nhà để xin kẹo nhưng không có ai, Ronald tụt lại phía sau trong khi người hàng xóm tiếp tục dẫn 4 đứa trẻ đi tiếp các nhà.
Về sau, Ronald bắt kịp nhóm và cầm trên tay 5 ống kẹo dạng bột có tên Pixy Stix. Sau đó y chia cho mỗi đứa trẻ, kể cả con mình một ống kẹo. Ống kẹo còn lại hắn cho một cậu bé quen ở nhà thờ.
Trước lúc đi ngủ, Timothy ăn ống kẹo mà người cha cho. Sau khi ăn xong, cậu bé có những triệu chứng đau bụng, nôn mửa, co giật và tử vong trên đường đến bệnh viện.
Trước cái chết của cậu bé Timothy, nhiều gia đình mang theo số kẹo mà con cái của họ được cho đến trình báo cảnh sát vì lo sợ chúng cũng bị tẩm thuốc độc.
Sau quá trình kiểm tra, cảnh sát phát hiện những ống kẹo có tên Pixy Stix đều có tẩm thêm chất độc kali xyanua. 4 đứa trẻ còn lại thoát chết khi chưa ăn những ống kẹo trộn thuốc độc mà Ronald cho chúng.
Ban đầu, Ronald chối tội. Tuy nhiên, cảnh sát phát hiện trước khi xảy ra vụ án kẹo độc, Ronald đang nợ 100.000 USD và mua bảo hiểm nhân thọ cho hai đứa con chỉ vài tháng trước Halloween.
Cảnh sát cũng điều tra được việc Ronald từng đến một cửa hàng hóa chất ở Houston để tìm mua xyanua ngay trước thềm lễ hội. Với những bằng chứng này, cảnh sát nhận định Ronald đầu độc để giết con nhằm lấy tiền bảo hiểm.
Để che đậy tội ác đã gây ra, y cũng chia số kẹo tẩm thuốc độc cho một số đứa trẻ khác nhằm đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát.
Do vậy, ngày 3/6/1975, O'Bryanbị kết án tử hình với tội danh giết người và âm mưu giết người. Y bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc ngày 31/3/1984.
Mời độc giả xem video: Cựu điệp viên Nga bị đầu độc phục hồi nhanh chóng (nguồn: VTC1)