Trong những thập kỷ qua, dư luận từng rúng động trước việc một số lần máy bay Mỹ "đánh rơi" vũ khí hạt nhân. May mắn là số vũ khí này không kích nổ nếu không chúng sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp.Mỗi quả bom Mark 39 có sức công phá lớn gấp 253 lần quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Phi công sống sót sau sự cố trên đã gửi thông báo về Không quân Mỹ.Vì vậy, giới chức Mỹ tổ chức cuộc tìm kiếm 2 quả bom Mark 39 bị thất lạc. Các chuyên gia tìm thấy quả bom đầu tiên treo trên một chiếc dù lớn mắc trên cây.Đầu quả bom Mark 39 này gần như chạm xuống mặt đất. Trong số 7 bước cần thiết để vũ khí này phát nổ thì nó đã trải qua bước thứ 6. Không biết vì lý do gì mà quả bom không nổ. Nhờ vậy, nước Mỹ tránh được một thảm kịch hạt nhân.Quả bom Mark 39 thứ hai cũng được tìm thấy tại một khu rừng ở Bắc Carolina. Trong suốt nhiều năm, thông tin về sự cố này được chính phủ Mỹ giữ kín.Đến ngày 5/12/1965, Hải quân Mỹ lại gặp một sự cố hạt nhân nguy hiểm khác. Khi ấy, máy bay A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ cùng với phi công và bom hạt nhân B43 bị đẩy ra ngoài tàu USS Ticonderoga trong một đợt tập trận quân sự.Sự cố xảy ra khi thang máy cuộn lại. Hậu quả là máy bay mang theo bom hạt nhân nhanh chóng bị chìm xuống đáy biển ở độ sâu 4.876m.Cho đến nay, không ai có thể khẳng định số phận của bom hạt nhân B43 như thế nào. Theo các chuyên gia, dưới sức ép ở độ sâu lớn như vậy, vũ khí hạt nhân trên có thể đã phát nổ.Do nó chìm ở độ sâu lớn như vậy nên rất khó cho các chuyên gia tiếp cận và xác định quả bom đã nổ hay chưa.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Trong những thập kỷ qua, dư luận từng rúng động trước việc một số lần máy bay Mỹ "đánh rơi" vũ khí hạt nhân. May mắn là số vũ khí này không kích nổ nếu không chúng sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp.
Mỗi quả bom Mark 39 có sức công phá lớn gấp 253 lần quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Phi công sống sót sau sự cố trên đã gửi thông báo về Không quân Mỹ.
Vì vậy, giới chức Mỹ tổ chức cuộc tìm kiếm 2 quả bom Mark 39 bị thất lạc. Các chuyên gia tìm thấy quả bom đầu tiên treo trên một chiếc dù lớn mắc trên cây.
Đầu quả bom Mark 39 này gần như chạm xuống mặt đất. Trong số 7 bước cần thiết để vũ khí này phát nổ thì nó đã trải qua bước thứ 6. Không biết vì lý do gì mà quả bom không nổ. Nhờ vậy, nước Mỹ tránh được một thảm kịch hạt nhân.
Quả bom Mark 39 thứ hai cũng được tìm thấy tại một khu rừng ở Bắc Carolina. Trong suốt nhiều năm, thông tin về sự cố này được chính phủ Mỹ giữ kín.
Đến ngày 5/12/1965, Hải quân Mỹ lại gặp một sự cố hạt nhân nguy hiểm khác. Khi ấy, máy bay A-4 Skyhawk của Hải quân Mỹ cùng với phi công và bom hạt nhân B43 bị đẩy ra ngoài tàu USS Ticonderoga trong một đợt tập trận quân sự.
Sự cố xảy ra khi thang máy cuộn lại. Hậu quả là máy bay mang theo bom hạt nhân nhanh chóng bị chìm xuống đáy biển ở độ sâu 4.876m.
Cho đến nay, không ai có thể khẳng định số phận của bom hạt nhân B43 như thế nào. Theo các chuyên gia, dưới sức ép ở độ sâu lớn như vậy, vũ khí hạt nhân trên có thể đã phát nổ.
Do nó chìm ở độ sâu lớn như vậy nên rất khó cho các chuyên gia tiếp cận và xác định quả bom đã nổ hay chưa.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)