Trong thời Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới. Trong bối cảnh ấy, tháng 10/1962, Mỹ và Liên Xô suýt xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.Cụ thể, từ ngày 12 - 28/10/1962, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nghiêm trọng xảy ra giữa Liên Xô và Mỹ. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước liên quan đến kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo ở Cuba. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Cuba chịu ảnh hưởng của Mỹ nhưng đất nước dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Fidel Castro đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và nghiêng về phe Liên Xô.Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô càng trở nên xấu đi khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt tên lửa trang bị hạt nhân ở Cuba. Sự việc này bị máy bay do thám Mỹ phát hiện. Sau khi biết chuyện, giới chức Mỹ vô cùng tức giận vì cho rằng điều này đe dọa an ninh nghiêm trọng.Vì vậy, Tổng thống Mỹ John Kennedy phong tỏa Cuba để ngăn chặn bất kỳ vụ vận chuyển vũ khí nào trong tương lai đồng thời yêu cầu nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô phải dỡ bỏ những tên lửa đã lắp đặt. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tỏ thái độ cứng rắn khi cho toàn bộ 42 tên lửa hướng về phía Mỹ. Đáp lại, các đồng minh của Mỹ cũng đe dọa tấn công thủ đô Moscow chỉ trong 16 phút.Chưa dừng lại, Liên Xô cũng cảnh báo sở hữu kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt hầu hết các thành phố lớn của Mỹ cũng như các nước đồng minh. Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng ấy", tàu ngầm B - 59 của Liên Xô ở vùng biển Caribe bị hải quân Mỹ phát hiện trong bối cảnh nước này đang phong tỏa Cuba.Thuyền trưởng tàu ngầm B - 59 là Valentin Savitsky. Sĩ quan Hải quân Vasili Arkhipov cũng có mặt trên tàu ngầm này. Ông là chỉ huy một đội tàu nhỏ chịu trách nhiệm bảo vệ ba tàu ngầm Liên Xô đang thực hiện sứ mệnh bí mật tới Cuba và có chức ngang với thuyền trưởng Savitsky.Sau khi bị phát hiện, Mỹ thả bom phá tàu ngầm xuống bên trái và bên phải thân tàu mà không hay biết tàu ngầm B - 59 có mang theo ngư lôi hạt nhân chiến lược. Khi ấy, thuyền trưởng Savitsky lo lắng khi vụ nổ gây hư hại đến hệ thống liên lạc. Thêm nữa, nhiều tàu khu trục của Mỹ tiếp cận tàu ngầm Liên Xô.Do không thể liên lạc về Moscow, thuyền trưởng Savitsky cho rằng chiến tranh hạt nhân đã xảy ra và quyết định phóng tên lửa nếu như nhận được sự đồng tình của 3 người "quyền lực" nhất trên tàu. Thuyền trưởng Savitsky và thuyền phó đồng ý phóng tên lửa. Duy chỉ có Arkhipov là phản đối vì cho rằng chưa nhận được lệnh từ Moscow nên việc phóng tên lửa có thể gây thảm kịch kinh hoàng.Sau cuộc tranh luận gay gắt với thuyền trưởng Savitsky, ý kiến của sĩ quan Arkhipov được chấp nhận nên tàu B - 59 nổi lên mặt nước và liên lạc với giới chức Moscow để quyết định có phóng tên lửa hay không. Quyết định không phóng tên lửa hạt nhân của sĩ quan Arkhipov đã cứu thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân bởi sau đó tàu ngầm Liên Xô quay trở về nước.Không lâu sau, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận. Trong đó, Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hứa không gây chiến với Cuba. Đổi lại, Liên Xô từ bỏ ý định đặt vũ khí hạt nhân tại Cuba.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Trong thời Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới. Trong bối cảnh ấy, tháng 10/1962, Mỹ và Liên Xô suýt xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Cụ thể, từ ngày 12 - 28/10/1962, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nghiêm trọng xảy ra giữa Liên Xô và Mỹ. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước liên quan đến kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo ở Cuba. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Cuba chịu ảnh hưởng của Mỹ nhưng đất nước dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Fidel Castro đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và nghiêng về phe Liên Xô.
Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô càng trở nên xấu đi khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt tên lửa trang bị hạt nhân ở Cuba. Sự việc này bị máy bay do thám Mỹ phát hiện. Sau khi biết chuyện, giới chức Mỹ vô cùng tức giận vì cho rằng điều này đe dọa an ninh nghiêm trọng.
Vì vậy, Tổng thống Mỹ John Kennedy phong tỏa Cuba để ngăn chặn bất kỳ vụ vận chuyển vũ khí nào trong tương lai đồng thời yêu cầu nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô phải dỡ bỏ những tên lửa đã lắp đặt. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tỏ thái độ cứng rắn khi cho toàn bộ 42 tên lửa hướng về phía Mỹ. Đáp lại, các đồng minh của Mỹ cũng đe dọa tấn công thủ đô Moscow chỉ trong 16 phút.
Chưa dừng lại, Liên Xô cũng cảnh báo sở hữu kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt hầu hết các thành phố lớn của Mỹ cũng như các nước đồng minh. Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng ấy", tàu ngầm B - 59 của Liên Xô ở vùng biển Caribe bị hải quân Mỹ phát hiện trong bối cảnh nước này đang phong tỏa Cuba.
Thuyền trưởng tàu ngầm B - 59 là Valentin Savitsky. Sĩ quan Hải quân Vasili Arkhipov cũng có mặt trên tàu ngầm này. Ông là chỉ huy một đội tàu nhỏ chịu trách nhiệm bảo vệ ba tàu ngầm Liên Xô đang thực hiện sứ mệnh bí mật tới Cuba và có chức ngang với thuyền trưởng Savitsky.
Sau khi bị phát hiện, Mỹ thả bom phá tàu ngầm xuống bên trái và bên phải thân tàu mà không hay biết tàu ngầm B - 59 có mang theo ngư lôi hạt nhân chiến lược. Khi ấy, thuyền trưởng Savitsky lo lắng khi vụ nổ gây hư hại đến hệ thống liên lạc. Thêm nữa, nhiều tàu khu trục của Mỹ tiếp cận tàu ngầm Liên Xô.
Do không thể liên lạc về Moscow, thuyền trưởng Savitsky cho rằng chiến tranh hạt nhân đã xảy ra và quyết định phóng tên lửa nếu như nhận được sự đồng tình của 3 người "quyền lực" nhất trên tàu. Thuyền trưởng Savitsky và thuyền phó đồng ý phóng tên lửa. Duy chỉ có Arkhipov là phản đối vì cho rằng chưa nhận được lệnh từ Moscow nên việc phóng tên lửa có thể gây thảm kịch kinh hoàng.
Sau cuộc tranh luận gay gắt với thuyền trưởng Savitsky, ý kiến của sĩ quan Arkhipov được chấp nhận nên tàu B - 59 nổi lên mặt nước và liên lạc với giới chức Moscow để quyết định có phóng tên lửa hay không. Quyết định không phóng tên lửa hạt nhân của sĩ quan Arkhipov đã cứu thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân bởi sau đó tàu ngầm Liên Xô quay trở về nước.
Không lâu sau, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận. Trong đó, Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hứa không gây chiến với Cuba. Đổi lại, Liên Xô từ bỏ ý định đặt vũ khí hạt nhân tại Cuba.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)