Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Xuất thân trong gia đình đến từ tầng lớp nghèo khổ, vốn chỉ là tá điền chăn bò, dê cho địa chủ, Chu Nguyên Chương thông minh, tài trí hơn người đã từng bước xây dựng sự nghiệp đáng nể.Từ một người có địa vị thấp kém, hoàng đế Chu Nguyên Chương sử dụng tài năng và bản lĩnh hơn người, chiêu mộ nhiều nhân tài và từng bước lập nên nhà Minh và xưng đế.Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Ông là một trong số ít người trở thành hoàng đế tự tay gây dựng cơ đồ khiến hậu thế thán phục.Ngay cả khi trở thành bậc đế vương, nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước, Chu Nguyên Chương không chìm đắm vào cuộc sống xa hoa, lãng phi. Ông vẫn giữ thói quen tiết kiệm từ lúc tay trắng lập nghiệp khiến các phi tần trong hậu cung chịu khổ theo.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Chu Nguyên Chương hiểu rõ những người nghèo có cuộc sống khổ cực ra sao do bản thân từng phải chật vật để kiếm ăn từ khi còn nhỏ. Thậm chí, hoàng đế sáng lập nhà Minh từng có thời gian làm ăn mày để kiếm sống qua ngày.Chu Nguyên Chương từng thiếu ăn và bị ngất trên đường. May mắn ông gặp được một phụ nữ tốt bụng. Người này đã cứu sống ông. Bữa ăn mà người này chuẩn bị cho Chu Nguyên Chương khiến ông mãi ghi nhớ trong lòng. Chu Nguyên Chương nhớ mãi không quên bữa ăn đó là cháo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ.Vậy nên, sau khi lên ngai vàng, Chu Nguyên Chương vẫn giữ thói quen tiết kiệm, cực kỳ ghét xa hoa lãng phí. Ông hoàng này từng hạ lệnh bảo ngự thiện phòng nấu bát háo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ. Tuy nhiên, các đầu bếp đều không thể nấu ra hương vị mà ông từng ăn.Mãi về sau, một người đầu bếp đã sử dụng những nguyên liệu đơn giản mà dân chúng hay dùng để nấu. Nhờ vậy, người này nấu ra được món cháo có hương vị giống năm xưa khiến Chu Nguyên Chương hài lòng.Chu Nguyên Chương cũng thường xuyên kể chuyện về những ngày tháng gian khổ lập nghiệp của mình với các quan lại và phi tần. Do nhà vua sống giản dị, tiết kiệm nên các quần thần, phi tần không dám sống xa hoa.Các phi tần trong hậu cung chỉ có thể ăn uống đạm bạc, không dám sử dụng trang sức, trang phục... đắt tiền. Theo đó, dù không được ăn ngon mặc đẹp nhưng các phi tần của Chu Nguyên Chương không dám kêu ca, phàn nàn vị sợ bị nhà vua trách phạt, ghét bỏ.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Xuất thân trong gia đình đến từ tầng lớp nghèo khổ, vốn chỉ là tá điền chăn bò, dê cho địa chủ, Chu Nguyên Chương thông minh, tài trí hơn người đã từng bước xây dựng sự nghiệp đáng nể.
Từ một người có địa vị thấp kém, hoàng đế Chu Nguyên Chương sử dụng tài năng và bản lĩnh hơn người, chiêu mộ nhiều nhân tài và từng bước lập nên nhà Minh và xưng đế.
Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Ông là một trong số ít người trở thành hoàng đế tự tay gây dựng cơ đồ khiến hậu thế thán phục.
Ngay cả khi trở thành bậc đế vương, nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước, Chu Nguyên Chương không chìm đắm vào cuộc sống xa hoa, lãng phi. Ông vẫn giữ thói quen tiết kiệm từ lúc tay trắng lập nghiệp khiến các phi tần trong hậu cung chịu khổ theo.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Chu Nguyên Chương hiểu rõ những người nghèo có cuộc sống khổ cực ra sao do bản thân từng phải chật vật để kiếm ăn từ khi còn nhỏ. Thậm chí, hoàng đế sáng lập nhà Minh từng có thời gian làm ăn mày để kiếm sống qua ngày.
Chu Nguyên Chương từng thiếu ăn và bị ngất trên đường. May mắn ông gặp được một phụ nữ tốt bụng. Người này đã cứu sống ông. Bữa ăn mà người này chuẩn bị cho Chu Nguyên Chương khiến ông mãi ghi nhớ trong lòng. Chu Nguyên Chương nhớ mãi không quên bữa ăn đó là cháo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ.
Vậy nên, sau khi lên ngai vàng, Chu Nguyên Chương vẫn giữ thói quen tiết kiệm, cực kỳ ghét xa hoa lãng phí. Ông hoàng này từng hạ lệnh bảo ngự thiện phòng nấu bát háo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ. Tuy nhiên, các đầu bếp đều không thể nấu ra hương vị mà ông từng ăn.
Mãi về sau, một người đầu bếp đã sử dụng những nguyên liệu đơn giản mà dân chúng hay dùng để nấu. Nhờ vậy, người này nấu ra được món cháo có hương vị giống năm xưa khiến Chu Nguyên Chương hài lòng.
Chu Nguyên Chương cũng thường xuyên kể chuyện về những ngày tháng gian khổ lập nghiệp của mình với các quan lại và phi tần. Do nhà vua sống giản dị, tiết kiệm nên các quần thần, phi tần không dám sống xa hoa.
Các phi tần trong hậu cung chỉ có thể ăn uống đạm bạc, không dám sử dụng trang sức, trang phục... đắt tiền. Theo đó, dù không được ăn ngon mặc đẹp nhưng các phi tần của Chu Nguyên Chương không dám kêu ca, phàn nàn vị sợ bị nhà vua trách phạt, ghét bỏ.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.