Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không là một nhân vật rất có năng lực và uy tín, có nhiệm vụ bảo vệ Đường Tăng an toàn trên đường sang phương Tây lấy kinh Phật. Chuyến hành trình này đã trải qua muôn vàn khó khăn, gặp không biết bao nhiêu yêu ma quỷ quái, tất cả đều được Tôn Ngộ Không đứng ra chiến đấu. Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta xem xét kỹ các tình tiết của "Tây Du Ký", sẽ thấy rằng thực sự có nhiều nhân vật mạnh hơn Tôn Ngộ Không, chẳng hạn như thị nữ bên cạnh Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tạo hình Quán Thế Âm Bồ Tát và Long Nữ đứng bên cạnh trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Tại sao lại đề cập đến người giúp việc bên cạnh Quán Thế Âm Bồ Tát? Điều này là do trong "Tây Du Ký", có một câu chuyện viết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát đã ném chiếc bình cam lộ của ngài xuống nước vào thời điểm đó và nhờ Tôn Ngộ Không lấy lại giúp. Tôn Ngộ Không nghĩ việc này cũng rất dễ dàng, nhìn cái lọ nhỏ như vậy nên rất tự tin mà đồng ý nhặt lên cho Quán Thế Âm Bồ Tát. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không không thể ngờ hắn dù có vắt kiệt sức lực cỡ nào cũng không thể nhấc bình cam lộ lên. Bấy giờ Tôn Ngộ Không bối rối và khó hiểu, vốn có phép thuật cao siêu nhưng làm thế nào hắn cũng không thể nâng nổi một cái lọ nhỏ bé. Sau đó, Quán Thế Âm yêu cầu thị nữ của ngài tới lấy bình cam lộ, và cô ấy đã nhặt nó lên một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ nỗ lực nào.
Ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không thể nhấc cái bình, nhưng thị nữ của Quán Thế Âm Bồ Tát lại có thể nhặt nó lên rất dễ. Vậy lý lịch của người thị nữ này là ai mà lại có thể làm được việc này. Người thị nữ này thực chất là Long Nữ - con gái của Long Vương Bà Kiệt La.
Khi còn trẻ nhưng Long Nữ có trí tuệ rất thông lợi, nhờ công đức tu tập, tích chứa công đức phước báu cống hiến cho Phật giáo, và được Quán Thế Âm Bồ Tát chọn làm đệ tử của mình. Long Nữ rất được Quán Thế Âm Bồ Tát coi trọng và luôn trực bên cạnh giúp ngài trong việc phổ độ chúng sanh. Vì Tôn Ngộ Không khi chưa thành Phật nên pháp thuật thua xa Long Nữ, dĩ nhiên hắn không thể nâng được bình cam lộ của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Sau đó, Quán Thế Âm nói với Tôn Ngộ Không rằng bình ngọc cam lộ tuy nhỏ nhưng chứa rất nhiều thứ. Nước cam lộ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Nước cam lộ tượng trưng cho lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát. Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lộ, nên Quán Thế Âm Bồ Tát phải đựng nó trong cái bình ngọc thanh tịnh. Bình thanh tịnh là loại bình chỉ có trong phật giới, là thứ vô cũng thuần tịnh, tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu bản thân ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó.
Nước trong bình cam lộ này rất quý, nó có tác dụng khiến người chết sống lại. Chúng ta đều biết Quán Thế Âm Bồ Tát dùng cành liễu nhúng vào bình cam lộ, sau đó lấy ra một chút và ban phát, lập tức cảnh giới tái sinh.
Trong "Tây Du Ký", hình ảnh này xuất hiện khi Quán Thế Âm tới cứu cây nhân sâm của Trấn Nguyên đại tiên. Nhân sâm là một loại trái cây vô cùng quý hiếm, phải mất 10.000 năm mới khai hoa kết trái, trong khắp thiên hạ, chỉ có Ngũ Trang quán của Trấn Nguyên đại tiên mới có loài cây này. Sau khi Tôn Ngộ Không dùng gậy như ý quật đổ cây, hắn đi khắp đất trời nhưng không thể tìm được phép cứu chữa, cuối cùng chỉ có Quán Thế Âm dùng nước cam lộ vảy lên mới tái sinh được cây quý. Ngoài ra, ở kiếp nạn gặp Hồng Hài Nhi, Tôn Ngộ Không suýt tử nạn vì bị lửa tam muội chân hỏa thiêu. Nhưng khi Quán Thế Âm tới giúp đã dùng nước bình cam lộ, có thể dập tắt ngọn lửa tam muội chân hỏa của Hồng Hài Nhi khiến Tôn Ngộ Không kính phục. Điều này đủ để chứng minh sức mạnh của nước cam lộ như thế nào.