Sinh năm 1906, vua Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, em cùng cha khác mẹ của hoàng đế Quang Tự. Vào năm 1908, Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi hoàng đế sau khi người bác - tức Vua Quang Tự băng hà mà không có con trai nối dõi.Ngày 12/2/1912, Vua Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh cũng như của Trung Quốc - thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.Sự kiện hoàng đế Phổ Nghi thoái vị đặt dấu chấm hết cho 267 năm cai trị của nhà Mãn Thanh và hơn 2.000 năm cầm quyền của chế độ phong kiến tại Trung Quốc.Khi làm hoàng đế, Phổ Nghi có hoàng hậu và nhiều phi tần trong hậu cung nhưng không có mụn con nào. Cuộc đời ông hoàng này trải qua nhiều "sóng gió". Thậm chí, sau khi qua đời, ông xác lập một kỷ lục là hoàng đế đầu tiên được chôn cất trong nghĩa trang.Dưới thời phong kiến, các hoàng đế đều được mai táng trong những lăng mộ bề thế với nhiều đồ tùy táng giá trị. Trong số này, nhiều vị vua như Tần Thủy Hoàng đã dành hàng chục năm để xây dựng lăng mộ cho bản thân.Nhờ đó, sau khi băng hà, các hoàng đế Trung Quốc được chôn cất trong những lăng mộ lớn với kiến trúc độc đáo, xa hoa.Thế nhưng, đến khi Phổ Nghi qua đời năm 1967 ở tuổi 61, ông không được chôn cất trong lăng mộ xa hoa như những bậc đế vương trước đó.Nguyên nhân là bởi vào thời điểm tử vong, Phổ Nghi đã không còn là hoàng đế nhà Thanh. Do đó, ông không được chôn cất trong hoàng lăng như những vị vua khác.Theo quy định và luật pháp Trung Quốc hiện hành, thi hài Phổ Nghi được hỏa táng và chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.Về sau, Lý Thục Hiền - người kết hôn với Phổ Nghi năm 1962 - đã chuyển tro cốt của chồng tới Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần lăng mộ của các vị vua của nhà Thanh. Nhờ đó, mộ phần của Phổ Nghi được ở gần phần mộ của tổ tiên.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Sinh năm 1906, vua Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tải Phong, em cùng cha khác mẹ của hoàng đế Quang Tự. Vào năm 1908, Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi hoàng đế sau khi người bác - tức Vua Quang Tự băng hà mà không có con trai nối dõi.
Ngày 12/2/1912, Vua Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh cũng như của Trung Quốc - thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi do Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Trung Sơn) lãnh đạo.
Sự kiện hoàng đế Phổ Nghi thoái vị đặt dấu chấm hết cho 267 năm cai trị của nhà Mãn Thanh và hơn 2.000 năm cầm quyền của chế độ phong kiến tại Trung Quốc.
Khi làm hoàng đế, Phổ Nghi có hoàng hậu và nhiều phi tần trong hậu cung nhưng không có mụn con nào. Cuộc đời ông hoàng này trải qua nhiều "sóng gió". Thậm chí, sau khi qua đời, ông xác lập một kỷ lục là hoàng đế đầu tiên được chôn cất trong nghĩa trang.
Dưới thời phong kiến, các hoàng đế đều được mai táng trong những lăng mộ bề thế với nhiều đồ tùy táng giá trị. Trong số này, nhiều vị vua như Tần Thủy Hoàng đã dành hàng chục năm để xây dựng lăng mộ cho bản thân.
Nhờ đó, sau khi băng hà, các hoàng đế Trung Quốc được chôn cất trong những lăng mộ lớn với kiến trúc độc đáo, xa hoa.
Thế nhưng, đến khi Phổ Nghi qua đời năm 1967 ở tuổi 61, ông không được chôn cất trong lăng mộ xa hoa như những bậc đế vương trước đó.
Nguyên nhân là bởi vào thời điểm tử vong, Phổ Nghi đã không còn là hoàng đế nhà Thanh. Do đó, ông không được chôn cất trong hoàng lăng như những vị vua khác.
Theo quy định và luật pháp Trung Quốc hiện hành, thi hài Phổ Nghi được hỏa táng và chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn.
Về sau, Lý Thục Hiền - người kết hôn với Phổ Nghi năm 1962 - đã chuyển tro cốt của chồng tới Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần lăng mộ của các vị vua của nhà Thanh. Nhờ đó, mộ phần của Phổ Nghi được ở gần phần mộ của tổ tiên.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.