Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805) là một vị quan và danh sĩ tài hoa dưới triều Thanh. Trong một số bộ phim, ông được mô tả là vị quan thông minh, chính trực và thường có những cuộc đấu trí cam go với tham quan Hòa Thân. Trong những lần đó, Hòa Thân hầu như "lép vế" trước Kỷ Hiểu Lam.Thế những, sự thật không đúng như vậy. Kỷ Hiểu Lam không phải là một vị quan lớn được hoàng đế Càn Long để mắt tới và cũng không có những cuộc đấu trí với Hòa Thân. Trên thực tế, trong thời gian đầu bước vào quan trường, Kỷ Hiểu Lam tham gia vào công việc về văn hóa, tức biên soạn sách, tài liệu. Sau đó, ông được điều đến Tân Cương làm việc.Vào năm 1771, hoàng đế Càn Long cho gọi Kỷ Hiểu Lam về Kinh để soạn cuốn “Tứ khố toàn thư”. Từ đó, đường quan lộ của Kỷ Hiểu Lam, khi ấy 47 tuổi, có sự khởi sắc.Trong những năm tiếp theo dưới thời vua Càn Long, địa vị chính thức của Kỷ Hiểu Lam lên xuống thất thường. Sau khi Càn Long thoái vị, hoàng đế Gia Khánh lên ngôi thì Kỷ Hiểu Lam mới thực sự được trọng dụng khi được thăng chức Thượng thư Bộ Binh.Vào năm Gia Khánh thứ hai, Kỷ Hiểu Lam được nhà vua tin tưởng, phong chức Thượng thư Bộ Lễ và được phong Thái tử thiếu bảo. Đây là chức vụ cao nhất trong con đường quan lộ của Kỷ Hiểu Lam.Năm 1805, Kỷ Hiểu Lam qua đời ở tuổi 81. Khi ấy, đích thân hoàng đế Gia Khánh viết văn bia, văn tế cho vị quan này. Đây được xem là một ân sủng cực lớn đối với Kỷ Hiểu Lam.Trong nhiều bộ phim, Kỷ Hiểu Lam được xây dựng hình ảnh là người không mấy mặn mà với nữ sắc. Thế nhưng, khi các chuyên gia tìm thấy ngôi mộ của ông ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc năm 1970, một bí mật lớn được hé lộ.Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi tìm thấy 7 bộ hài cốt nữ giới được chôn cùng Kỷ Hiểu Lam. Theo các kiểm tra, những phụ nữ này đã thực hiện tập tục tuẫn táng. Thân phận của họ về sau được xác định là thê thiếp của vị quan nhà Thanh này.Từ phát hiện này cho thấy, Kỷ Hiểu Lam là người khá phong lưu, có nhiều thê thiếp. Theo một số ghi chép, Kỷ Hiểu Lam cưới vợ đầu năm 17 tuổi. Người vợ này là Mã Nguyệt Phương, nhiều hơn Kỷ Hiểu Lam 3 tuổi. Vợ chồng ông sống hạnh phúc bên nhau và có một người con.Đến năm 24 tuổi, Kỷ Hiểu Lam nạp thiếp là Quách Thị, kém ông 11 tuổi. Khoảng 50 tuổi, ông lấy thêm một người thiếp là Thẩm Thị. Sau đó, ông lấy thêm 4 vợ.Mời độc giả xem video: Xem Trung Quốc khoan lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất.
Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805) là một vị quan và danh sĩ tài hoa dưới triều Thanh. Trong một số bộ phim, ông được mô tả là vị quan thông minh, chính trực và thường có những cuộc đấu trí cam go với tham quan Hòa Thân. Trong những lần đó, Hòa Thân hầu như "lép vế" trước Kỷ Hiểu Lam.
Thế những, sự thật không đúng như vậy. Kỷ Hiểu Lam không phải là một vị quan lớn được hoàng đế Càn Long để mắt tới và cũng không có những cuộc đấu trí với Hòa Thân. Trên thực tế, trong thời gian đầu bước vào quan trường, Kỷ Hiểu Lam tham gia vào công việc về văn hóa, tức biên soạn sách, tài liệu. Sau đó, ông được điều đến Tân Cương làm việc.
Vào năm 1771, hoàng đế Càn Long cho gọi Kỷ Hiểu Lam về Kinh để soạn cuốn “Tứ khố toàn thư”. Từ đó, đường quan lộ của Kỷ Hiểu Lam, khi ấy 47 tuổi, có sự khởi sắc.
Trong những năm tiếp theo dưới thời vua Càn Long, địa vị chính thức của Kỷ Hiểu Lam lên xuống thất thường. Sau khi Càn Long thoái vị, hoàng đế Gia Khánh lên ngôi thì Kỷ Hiểu Lam mới thực sự được trọng dụng khi được thăng chức Thượng thư Bộ Binh.
Vào năm Gia Khánh thứ hai, Kỷ Hiểu Lam được nhà vua tin tưởng, phong chức Thượng thư Bộ Lễ và được phong Thái tử thiếu bảo. Đây là chức vụ cao nhất trong con đường quan lộ của Kỷ Hiểu Lam.
Năm 1805, Kỷ Hiểu Lam qua đời ở tuổi 81. Khi ấy, đích thân hoàng đế Gia Khánh viết văn bia, văn tế cho vị quan này. Đây được xem là một ân sủng cực lớn đối với Kỷ Hiểu Lam.
Trong nhiều bộ phim, Kỷ Hiểu Lam được xây dựng hình ảnh là người không mấy mặn mà với nữ sắc. Thế nhưng, khi các chuyên gia tìm thấy ngôi mộ của ông ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc năm 1970, một bí mật lớn được hé lộ.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi tìm thấy 7 bộ hài cốt nữ giới được chôn cùng Kỷ Hiểu Lam. Theo các kiểm tra, những phụ nữ này đã thực hiện tập tục tuẫn táng. Thân phận của họ về sau được xác định là thê thiếp của vị quan nhà Thanh này.
Từ phát hiện này cho thấy, Kỷ Hiểu Lam là người khá phong lưu, có nhiều thê thiếp. Theo một số ghi chép, Kỷ Hiểu Lam cưới vợ đầu năm 17 tuổi. Người vợ này là Mã Nguyệt Phương, nhiều hơn Kỷ Hiểu Lam 3 tuổi. Vợ chồng ông sống hạnh phúc bên nhau và có một người con.
Đến năm 24 tuổi, Kỷ Hiểu Lam nạp thiếp là Quách Thị, kém ông 11 tuổi. Khoảng 50 tuổi, ông lấy thêm một người thiếp là Thẩm Thị. Sau đó, ông lấy thêm 4 vợ.
Mời độc giả xem video: Xem Trung Quốc khoan lỗ sâu 10.000 m vào vỏ Trái đất.