1. Trên bán đảo Dừa ở phía Nam công viên Thống Nhất, thủ đô Hà Nội có một cây đa do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng, người dân vẫn gọi là Cây đa Bác Hồ. Đây là một chứng tích lịch sử quan trọng của phong trào Tết trồng cây ở Việt Nam.Câu chuyện khởi đầu từ ngày 28/11/1959, khi Bác Hồ viết bài "Tết trồng cây" đǎng trên báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, phát động phong trào Tết trồng cây trên toàn miền Bắc. Sáng ngày 11/1/1960, trong không khí sôi nổi của Tết trồng cây đầu tiên, Người cùng đồng bào Thủ đô trồng cây ở công viên Thống Nhất.Tại đây, Bác Hồ đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Người trò chuyện thân mật với người dân về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt...Dù Bác Hồ đi xa nhưng cây đa của Người trồng năm xưa vẫn vươn lên xanh tốt như biểu tượng cho sức sống trường tồn của một nhân cách thanh cao, giản dị, tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, đồng bào và đất nước.2. Nằm ở trung tâm xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ cũng là một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.Nơi đây có một cây đa được Bác Hồ trồng vào ngày 31/1/1965, là cây đa thứ hai Người trồng trong Tết trồng cây, sau cây đa ở công viên Thống Nhất, được trồng ngày 11/1/1960 (đã nói đến ở trên).Theo tư liệu được lưu giữ, vào buổi sáng 31/1/1965, sau khi thăm hỏi nhân dân, Bác Hồ đã xắn quần cao, đi đến một cái hố cây đã đào sẵn. Người đặt cây đa xuống hố và sửa cho cây đa đứng thẳng sau đó xúc từng xẻng đất đắp vào gốc cây...Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt...”. Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.3. Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam. Trên khoảng sân phía sau sau ngôi chùa nổi tiếng cả nước này, có một cây bồ đề mang lịch sử rất đặc biệt.Đó là cây bồ đề được tách từ cội cây nơi Phật Thích Ca đắc đạo, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Người sang thăm Ấn Độ năm 1958. Sau khi về nước, Bác Hồ đã đem trồng cây bồ đề trong sân chùa Một Cột.Có thể nói, cây bồ đề chùa Một Cột là một biểu tượng cho tình hữu nghị bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ. Sau hơn 6 thập niên sinh trưởng ở Hà Nội, cây đã đạt đến vóc dáng cao lớn, với chiều cao khoảng 20 mét, gốc to cỡ ba người ôm. Tán cây vươn rộng, xanh tốt.Ngày nay, cây bồ đề do Bác Hồ đưa về từ Ấn Độ là một điểm chiêm bái quan trọng ở chùa Một Cột. Từ cây bồ đề lịch sử, những nhánh mới tiếp tục chiết tách để trồng ở những nơi khác.
1. Trên bán đảo Dừa ở phía Nam công viên Thống Nhất, thủ đô Hà Nội có một cây đa do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng, người dân vẫn gọi là Cây đa Bác Hồ. Đây là một chứng tích lịch sử quan trọng của phong trào Tết trồng cây ở Việt Nam.
Câu chuyện khởi đầu từ ngày 28/11/1959, khi Bác Hồ viết bài "Tết trồng cây" đǎng trên báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, phát động phong trào Tết trồng cây trên toàn miền Bắc. Sáng ngày 11/1/1960, trong không khí sôi nổi của Tết trồng cây đầu tiên, Người cùng đồng bào Thủ đô trồng cây ở công viên Thống Nhất.
Tại đây, Bác Hồ đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Người trò chuyện thân mật với người dân về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt...
Dù Bác Hồ đi xa nhưng cây đa của Người trồng năm xưa vẫn vươn lên xanh tốt như biểu tượng cho sức sống trường tồn của một nhân cách thanh cao, giản dị, tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, đồng bào và đất nước.
2. Nằm ở trung tâm xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ cũng là một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.
Nơi đây có một cây đa được Bác Hồ trồng vào ngày 31/1/1965, là cây đa thứ hai Người trồng trong Tết trồng cây, sau cây đa ở công viên Thống Nhất, được trồng ngày 11/1/1960 (đã nói đến ở trên).
Theo tư liệu được lưu giữ, vào buổi sáng 31/1/1965, sau khi thăm hỏi nhân dân, Bác Hồ đã xắn quần cao, đi đến một cái hố cây đã đào sẵn. Người đặt cây đa xuống hố và sửa cho cây đa đứng thẳng sau đó xúc từng xẻng đất đắp vào gốc cây...
Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt...”. Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.
3. Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam. Trên khoảng sân phía sau sau ngôi chùa nổi tiếng cả nước này, có một cây bồ đề mang lịch sử rất đặc biệt.
Đó là cây bồ đề được tách từ cội cây nơi Phật Thích Ca đắc đạo, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Người sang thăm Ấn Độ năm 1958. Sau khi về nước, Bác Hồ đã đem trồng cây bồ đề trong sân chùa Một Cột.
Có thể nói, cây bồ đề chùa Một Cột là một biểu tượng cho tình hữu nghị bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ. Sau hơn 6 thập niên sinh trưởng ở Hà Nội, cây đã đạt đến vóc dáng cao lớn, với chiều cao khoảng 20 mét, gốc to cỡ ba người ôm. Tán cây vươn rộng, xanh tốt.
Ngày nay, cây bồ đề do Bác Hồ đưa về từ Ấn Độ là một điểm chiêm bái quan trọng ở chùa Một Cột. Từ cây bồ đề lịch sử, những nhánh mới tiếp tục chiết tách để trồng ở những nơi khác.