Nằm ở trung tâm xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ là một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.Ngược dòng lịch sử, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác Hồ trở về Thủ đô. Vào dịp Tết cổ truyền hàng năm, Người lại dành thời gian đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm. Đến ngày 28/11/1959, Người chính thức phát động “Tết trồng cây”.Kể từ đó, Bác Hồ đã trồng nhiều cây đa lưu niệm tại các địa phương khác nhau. Cây đa thứ nhất được người trồng ngày 11/1/1960 tại Công viên Bảy Mẫu (Hà Nội), sau này là Công viên Thống Nhất.Cây đa thứ hai được Bác Hồ trồng ngày 31/1/1965 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Buổi sáng hôm đó, sau khi thăm hỏi nhân dân, Bác đã xắn quần cao, đi đến một cái hố cây đã đào sẵn. Người đặt cây đa xuống hố và sửa cho cây đa đứng thẳng sau đó xúc từng xẻng đất đắp vào gốc cây...Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt. Các cháu nhỏ chăn trâu không được làm hư hại cây...”. Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.Xã Đông Hội cũng chính là quê hương của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Vào ngày 31/1/2005, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội đã về Đông Hội dự lễ kỷ niệm 40 năm Bác Hồ về thăm và trồng cây lưu niệm ở quê hương.Nhân dịp này, đồng chí đã trồng một cây hoa ngọc lan lưu niệm cạnh cây đa lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Sau 12 năm, cây ngọc lan do đồng chí Nguyễn Phú Trọng trồng đang vươn lên xanh tốt dưới bóng mát của cây đa Bác Hồ.Những đóa hoa ngọc lan đang tỏa hương thơm dịu dàng.
Nằm ở trung tâm xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, Khu lưu niệm Cây đa Bác Hồ là một địa danh lịch sử gắn liền với phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng.
Ngược dòng lịch sử, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác Hồ trở về Thủ đô. Vào dịp Tết cổ truyền hàng năm, Người lại dành thời gian đi thăm đồng bào, chiến sĩ và trồng cây lưu niệm. Đến ngày 28/11/1959, Người chính thức phát động “Tết trồng cây”.
Kể từ đó, Bác Hồ đã trồng nhiều cây đa lưu niệm tại các địa phương khác nhau. Cây đa thứ nhất được người trồng ngày 11/1/1960 tại Công viên Bảy Mẫu (Hà Nội), sau này là Công viên Thống Nhất.
Cây đa thứ hai được Bác Hồ trồng ngày 31/1/1965 ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Buổi sáng hôm đó, sau khi thăm hỏi nhân dân, Bác đã xắn quần cao, đi đến một cái hố cây đã đào sẵn. Người đặt cây đa xuống hố và sửa cho cây đa đứng thẳng sau đó xúc từng xẻng đất đắp vào gốc cây...
Người căn dặn: “Các cụ, các cô, các chú trồng cây nào, phải trông nom, tưới tắm cây ấy cho thật tốt. Các cháu nhỏ chăn trâu không được làm hư hại cây...”. Nhìn những lát xẻng xúc đất nhanh nhẹn của Bác Hồ, ai cũng xúc động và thầm mong cho Người luôn khỏe mạnh.
Xã Đông Hội cũng chính là quê hương của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đương nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào ngày 31/1/2005, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội đã về Đông Hội dự lễ kỷ niệm 40 năm Bác Hồ về thăm và trồng cây lưu niệm ở quê hương.
Nhân dịp này, đồng chí đã trồng một cây hoa ngọc lan lưu niệm cạnh cây đa lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau 12 năm, cây ngọc lan do đồng chí Nguyễn Phú Trọng trồng đang vươn lên xanh tốt dưới bóng mát của cây đa Bác Hồ.
Những đóa hoa ngọc lan đang tỏa hương thơm dịu dàng.