Làng Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) là làng nghề nhiếp ảnh duy nhất ở Việt Nam. Vào ngày 15/5 vừa qua, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đã được mở cửa để tôn vinh truyền thống của làng nghề độc đáo này. Ảnh: Bên ngoài bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.Ngược dòng lịch sử, nghề ảnh của làng Lai Xá được bắt đầu khi một người làng là ông Nguyễn Đình Khánh học nghề ở hiệu ảnh Du Chương của người Hoa rồi mở hiệu ảnh lầy tên là Khánh Ký Photos ở phố Hàng Da, Hà Nội năm 1892. Ảnh: Phòng tối dùng cho việc xử lý ảnh phim được tái hiện trong bảo tàng.Từ đây, ông Tổ nghề Nguyễn Đình Khánh chọn những người ruột thịt trong dòng họ hay người cùng làng Lai Xá để truyền nghề. Cửa hàng Khánh Ký có lúc có tới vài chục người vừa học vừa làm. Ảnh: Máy ảnh gỗ chụp ảnh bằng phim kính hiệu Lumière của Pháp được thợ ảnh Lai Xá sử dụng trước 1945.Khoảng năm 1911, do bị lùng bắt vì tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, ông lánh sang Pháp và mở hiệu ảnh ở Toulouse và Paris. Ở đây ông trợ giúp nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh về tài chính cũng như học nghề chấm sửa ảnh. Ảnh: Các loại hóa chất dùng để làm ảnh.Trở về Việt Nam năm 1921, ông mở hiệu ảnh ở Hải Phòng, Sài Gòn và cả Quảng Châu (Trung Quốc). Từ những hiệu ảnh của Khánh Ký đã sinh ra một đội ngũ đông đảo những thợ ảnh lành nghề người Lai Xá. Ảnh: Máy ảnh Exa 1a của Đức từng được thợ ảnh Lai Xá sử dụng.Đến giữa thế kỷ 20, dân làng Lai Xá có khoảng 2.000 người làm nghề ảnh với 150 hiệu ảnh trải dọc chiều dài của đất nước. Ảnh: Tư liệu về các hiệu ảnh nổi tiếng của người Lai Xá được giới thiệu tại bảo tàng.Trong hàng nghìn người con của làng Lai Xá đi theo nghiệp ảnh, có những người đã trở thành “vua buồng tối” trong kỹ thuật làm ảnh hay “bàn tay vàng” về ảnh tô màu. Ảnh: Dụng cụ tô màu cho ảnh đen trắng của thợ ảnh Lai Xá.Nhiều người theo nghiệp sáng tác để trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh với các tác phẩm nổi tiếng ghi lại những khoảnh khắc đẹp, dấu ấn lịch sử, văn hóa của đất nước. Ảnh: Những tác phẩm tiêu biểu của các nhiếp ảnh gia Lai Xá được trưng bày tại bảo tàng.Có thể nói, người Lai Xá đã góp phần quan trọng trong việc mở mang, phát triển nghề ảnh và văn hóa nhiếp ảnh ở nước ta. Ảnh: Một cuốn album ảnh gia đình thời xưa.Uống nước nhớ nguồn, nhân dân Lai Xá đã đóng góp xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá bên cạnh đình làng để kể câu chuyện làng, câu chuyện nghề, về niềm tự hào của các thế hệ tiếp nối đã và đang gìn giữ, phát huy nghề ảnh của cha ông để lại.Bảo tàng có hai tầng, trưng bày khoảng 150 bức ảnh, 25 pano bài viết dẫn dắt và 15 tủ kính với khoảng 150 hiện vật, mở cửa từ 9h đến 16h vào ngày thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần.Những câu chuyện được kể trong bảo tàng nhiếp ảnh sẽ giúp khách tham quan trong và ngoài nước hiểu sâu sắc hơn về con người và văn hóa Việt Nam qua trải nghiệm về một làng nghề trong suốt hơn một thế kỷ đầy biến đông.
Làng Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) là làng nghề nhiếp ảnh duy nhất ở Việt Nam. Vào ngày 15/5 vừa qua, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá đã được mở cửa để tôn vinh truyền thống của làng nghề độc đáo này. Ảnh: Bên ngoài bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.
Ngược dòng lịch sử, nghề ảnh của làng Lai Xá được bắt đầu khi một người làng là ông Nguyễn Đình Khánh học nghề ở hiệu ảnh Du Chương của người Hoa rồi mở hiệu ảnh lầy tên là Khánh Ký Photos ở phố Hàng Da, Hà Nội năm 1892. Ảnh: Phòng tối dùng cho việc xử lý ảnh phim được tái hiện trong bảo tàng.
Từ đây, ông Tổ nghề Nguyễn Đình Khánh chọn những người ruột thịt trong dòng họ hay người cùng làng Lai Xá để truyền nghề. Cửa hàng Khánh Ký có lúc có tới vài chục người vừa học vừa làm. Ảnh: Máy ảnh gỗ chụp ảnh bằng phim kính hiệu Lumière của Pháp được thợ ảnh Lai Xá sử dụng trước 1945.
Khoảng năm 1911, do bị lùng bắt vì tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, ông lánh sang Pháp và mở hiệu ảnh ở Toulouse và Paris. Ở đây ông trợ giúp nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh về tài chính cũng như học nghề chấm sửa ảnh. Ảnh: Các loại hóa chất dùng để làm ảnh.
Trở về Việt Nam năm 1921, ông mở hiệu ảnh ở Hải Phòng, Sài Gòn và cả Quảng Châu (Trung Quốc). Từ những hiệu ảnh của Khánh Ký đã sinh ra một đội ngũ đông đảo những thợ ảnh lành nghề người Lai Xá. Ảnh: Máy ảnh Exa 1a của Đức từng được thợ ảnh Lai Xá sử dụng.
Đến giữa thế kỷ 20, dân làng Lai Xá có khoảng 2.000 người làm nghề ảnh với 150 hiệu ảnh trải dọc chiều dài của đất nước. Ảnh: Tư liệu về các hiệu ảnh nổi tiếng của người Lai Xá được giới thiệu tại bảo tàng.
Trong hàng nghìn người con của làng Lai Xá đi theo nghiệp ảnh, có những người đã trở thành “vua buồng tối” trong kỹ thuật làm ảnh hay “bàn tay vàng” về ảnh tô màu. Ảnh: Dụng cụ tô màu cho ảnh đen trắng của thợ ảnh Lai Xá.
Nhiều người theo nghiệp sáng tác để trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh với các tác phẩm nổi tiếng ghi lại những khoảnh khắc đẹp, dấu ấn lịch sử, văn hóa của đất nước. Ảnh: Những tác phẩm tiêu biểu của các nhiếp ảnh gia Lai Xá được trưng bày tại bảo tàng.
Có thể nói, người Lai Xá đã góp phần quan trọng trong việc mở mang, phát triển nghề ảnh và văn hóa nhiếp ảnh ở nước ta. Ảnh: Một cuốn album ảnh gia đình thời xưa.
Uống nước nhớ nguồn, nhân dân Lai Xá đã đóng góp xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá bên cạnh đình làng để kể câu chuyện làng, câu chuyện nghề, về niềm tự hào của các thế hệ tiếp nối đã và đang gìn giữ, phát huy nghề ảnh của cha ông để lại.
Bảo tàng có hai tầng, trưng bày khoảng 150 bức ảnh, 25 pano bài viết dẫn dắt và 15 tủ kính với khoảng 150 hiện vật, mở cửa từ 9h đến 16h vào ngày thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần.
Những câu chuyện được kể trong bảo tàng nhiếp ảnh sẽ giúp khách tham quan trong và ngoài nước hiểu sâu sắc hơn về con người và văn hóa Việt Nam qua trải nghiệm về một làng nghề trong suốt hơn một thế kỷ đầy biến đông.