Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là 3 thế lực mạnh, hình thành nên thế chân vạc thời Tam quốc. Để xây dựng nên tập đoàn chính trị hùng mạnh và trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ, Tào Tháo thông minh, lắm mưu nhiều kế đã chiêu mộ nhân tài ở nhiều lĩnh vực về dưới trướng.Những nhân tài được Tào Tháo nhìn trúng và chiêu mộ thành công như: Tuân Úc, Quách Gia, Giả Hủ, Điển Vi, Hứa Chử… Những người này đã đóng góp công lớn trong việc giúp Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ, thực hiện khát vọng thống nhất thiên hạ.Trong số những người được Tào Tháo tán thưởng, muốn chiêu mộ về dưới trướng của mình có một thần đồng nổi danh thiên hạ. Người đó chính là Chu Bất Nghi - cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng của Lưu Biểu.Theo các sử liệu, Chu Bất Nghi, tự là Nguyên Trực, quê ở Linh Lăng (thuộc Hồ Nam ngày nay). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh giá, Chu Bất Nghi từ nhỏ đã bộc lộ sự thông minh, học nhanh, hiểu rộng hơn bạn bè đồng trang lứa.Cậu của Chu Bất Nghi là Lưu Tiên đã mời danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải "tự thẹn không bằng" - làm thầy giáo cho cháu trai. Sau một thời gian dạy học, Lưu Ba thừa nhận bản thân không có đủ tài năng để truyền thụ kiến thức cho Chu Bất Nghi. Điều này phần nào cho thấy thần đồng này tài năng xuất chúng như thế nào.Vào năm 208, Lưu Biểu lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sau đó, Tào Tháo dẫn quân đánh chiếm Kinh Châu, chiêu mộ Lưu Tiên và Chu Bất Nghi về dưới trướng của mình. Chu Bất Nghi nhanh chóng được Tào Tháo chú ý. Tương truyền, Tào Tháo "đau đầu" khi mãi chưa tìm được kế sách hoàn hảo để tấn công Liễu Thành thì Chu Bất Nghi (lúc ấy mới 14 tuổi) liền hiến 10 kế giúp nhà Tào Ngụy giành được thắng lợi lớn.Là vị quân chủ giỏi nhìn người, Tào Tháo tin rằng nếu Chu Bất Nghi tận trung, dốc lòng phò tá thì bản thân sẽ sớm hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Vậy nên, Tào Tháo nảy ra ý tưởng gả con gái cho Chu Bất Nghi. Tuy nhiên, ông không thể ngờ rằng, thần đồng này thẳng thừng từ chối.Dù không vui nhưng Tào Tháo vẫn giữ lại nhân tài này đồng thời để Chu Bất Nghi trở thành bạn thân của con trai mình là Tào Xung. Tào Tháo được cho là chọn người con trai này làm người kế nhiệm nên muốn Tào Xung có nhiều người tài phò tá để sau này thuận lợi tiếp quản sự nghiệp mà mình để lại.Tuy nhiên, Tào Xung không may chết trẻ. Sau khi con trai chết, Tào Tháo đau xót, thương tiếc và cho rằng Tào Xung chết thì sẽ không có người con nào của ông có thể kiểm soát được Chu Bất Nghi. Nếu để Chu Bất Nghi sống thì tương lai của nhà Tào Ngụy sẽ có thể gặp "sóng gió" lớn.Do vậy, Tào Tháo cho người ám sát kỳ tài Chu Bất Nghi vào năm 209. Theo đó, thần đồng thời Tam quốc tưởng chừng có tương lai xán lạn lại có kết thúc đầy bi thảm. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là 3 thế lực mạnh, hình thành nên thế chân vạc thời Tam quốc. Để xây dựng nên tập đoàn chính trị hùng mạnh và trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ, Tào Tháo thông minh, lắm mưu nhiều kế đã chiêu mộ nhân tài ở nhiều lĩnh vực về dưới trướng.
Những nhân tài được Tào Tháo nhìn trúng và chiêu mộ thành công như: Tuân Úc, Quách Gia, Giả Hủ, Điển Vi, Hứa Chử… Những người này đã đóng góp công lớn trong việc giúp Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ, thực hiện khát vọng thống nhất thiên hạ.
Trong số những người được Tào Tháo tán thưởng, muốn chiêu mộ về dưới trướng của mình có một thần đồng nổi danh thiên hạ. Người đó chính là Chu Bất Nghi - cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng của Lưu Biểu.
Theo các sử liệu, Chu Bất Nghi, tự là Nguyên Trực, quê ở Linh Lăng (thuộc Hồ Nam ngày nay). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh giá, Chu Bất Nghi từ nhỏ đã bộc lộ sự thông minh, học nhanh, hiểu rộng hơn bạn bè đồng trang lứa.
Cậu của Chu Bất Nghi là Lưu Tiên đã mời danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải "tự thẹn không bằng" - làm thầy giáo cho cháu trai. Sau một thời gian dạy học, Lưu Ba thừa nhận bản thân không có đủ tài năng để truyền thụ kiến thức cho Chu Bất Nghi. Điều này phần nào cho thấy thần đồng này tài năng xuất chúng như thế nào.
Vào năm 208, Lưu Biểu lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sau đó, Tào Tháo dẫn quân đánh chiếm Kinh Châu, chiêu mộ Lưu Tiên và Chu Bất Nghi về dưới trướng của mình. Chu Bất Nghi nhanh chóng được Tào Tháo chú ý. Tương truyền, Tào Tháo "đau đầu" khi mãi chưa tìm được kế sách hoàn hảo để tấn công Liễu Thành thì Chu Bất Nghi (lúc ấy mới 14 tuổi) liền hiến 10 kế giúp nhà Tào Ngụy giành được thắng lợi lớn.
Là vị quân chủ giỏi nhìn người, Tào Tháo tin rằng nếu Chu Bất Nghi tận trung, dốc lòng phò tá thì bản thân sẽ sớm hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Vậy nên, Tào Tháo nảy ra ý tưởng gả con gái cho Chu Bất Nghi. Tuy nhiên, ông không thể ngờ rằng, thần đồng này thẳng thừng từ chối.
Dù không vui nhưng Tào Tháo vẫn giữ lại nhân tài này đồng thời để Chu Bất Nghi trở thành bạn thân của con trai mình là Tào Xung. Tào Tháo được cho là chọn người con trai này làm người kế nhiệm nên muốn Tào Xung có nhiều người tài phò tá để sau này thuận lợi tiếp quản sự nghiệp mà mình để lại.
Tuy nhiên, Tào Xung không may chết trẻ. Sau khi con trai chết, Tào Tháo đau xót, thương tiếc và cho rằng Tào Xung chết thì sẽ không có người con nào của ông có thể kiểm soát được Chu Bất Nghi. Nếu để Chu Bất Nghi sống thì tương lai của nhà Tào Ngụy sẽ có thể gặp "sóng gió" lớn.
Do vậy, Tào Tháo cho người ám sát kỳ tài Chu Bất Nghi vào năm 209. Theo đó, thần đồng thời Tam quốc tưởng chừng có tương lai xán lạn lại có kết thúc đầy bi thảm. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.