Tảng đá lấp lánh hé lộ bí mật về "mộ cổ giết người"

Google News

Các nhà khảo cổ học nhận định, ngôi mộ cổ thời Ngũ đại Thập quốc giăng bẫy cát lún tinh vi đến mức, nó có thể "nuốt" hết người này đến người khác.

Người Trung Quốc xưa quan niệm, "nơi an toàn nhất là chôn dưới đất". Đó là lý do, lăng mộ của vua chúa, quý tộc vô cùng nhiều của cải, vàng bạc. Họ quan niệm, đồ tùy táng mang theo xuống huyệt mộ sẽ vừa an toàn vừa đảm bảo cho người đã mất có một cuộc sống xa hoa ở "thế giới bên kia".
Nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN) là thời kỳ hoàng kim của những ngôi mộ giàu có, đồ tùy táng vô cùng sang trọng. Đến thời Tây Chu (1046 TCN - 771 TCN), người ta chú trọng nhiều đến nghi lễ, kích thước lăng mộ, số lớp trong quan tài và các loại đồ tùy táng khác nhau.
Những ngôi mộ xa hoa, giàu có chẳng khác gì dinh thự trần gian đã khơi dậy lòng tham muốn của những tay trộm mộ. Thời Xuân Thu (771 TCN - 476 TCN), nạn trộm mộ hoành hành khắp nơi.
Nhưng "vỏ quýt dày lại có móng tay nhọn". Để tránh những tên trộm mộ quấy nhiễu giấc ngủ của người đã mất, người xưa đã thiết kế ngôi mộ với hàng loạt bẫy ngầm đáng sợ, khiến những tay trộm mộ "một đi không trở lại".
Lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến một ngôi mộ có khả năng chống trộm thành công nhất như thế.
Câu chuyện bắt đầu vào những năm cuối thập niên 1990...
Chuyện kể rằng, vào cuối những năm 1990, các công nhân ở khu vực Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vô tình đào được một tảng đá xanh, vàng vô cùng kỳ lạ trong quá trình xây dựng.
Trên tảng đá xanh giống mạ vàng đó có khắc nhiều ký tự cổ nên họ tức tốc sai người báo cáo với cơ quan bảo vệ di tích văn hóa địa phương. Các nhà khảo cổ học đã nhanh chóng đến hiện trường và bắt đầu cuộc khai quật sâu 10 mét xuống lòng đất.
Tang da lap lanh he lo bi mat ve
 
Sau khi khai quật và thăm dò sơ bộ, các nhà khảo cổ học nhận định đây là một ngôi mộ cổ thuộc thời Ngũ đại Thập quốc (907-979), có quy mô lớn và kết cấu phức tạp. Bên trong mộ chứa rất nhiều đồ tùy táng quý giá và hiếm thấy. Điều này chứng tỏ, chủ nhân của ngôi mộ phải là người thuộc tầng lớp vương gia, quý tộc.
Điều khiến các nhà khảo cổ học kinh hãi và ngạc nhiên đó là họ phát hiện 80 bộ hài cốt trong tình trạng rất thê thảm ở khu vực cửa mộ chính.
Tang da lap lanh he lo bi mat ve
 
Dưới con mắt chuyên nghiệp, các chuyên gia biết ngay hàng chục bộ hài cốt này không phải được chôn cùng chủ nhân ngôi mộ. Giả thuyết lớn nhất là: Họ là những tay trộm mộ đã bỏ mạng tại đây.
Hàng loạt câu hỏi lớn ập đến: Tại sao họ lại bỏ mạng tại đây, với số lượng lớn như thế? Họ chết vì tranh cướp của cải sau khi ăn trộm? Hay còn lý do khác?
Khi tiến hành đi sâu vào khu vực chộn cất mộ chính, các nhà khoa học đã tìm được câu trả lời, giải đáp tất cả các câu hỏi đã đặt ra.
Hóa ra đây là một ngôi mộ chứa bẫy cát lún khổng lồ. Một lượng lớn cát mịn được lấp đầy xung quanh lối đi và buồng mộ, thông qua thiết kế khéo léo, khó bị phát hiện.
Bẫy cát lún này giăng sẵn để "vô hiệu hóa" những tay trộm thâm nhập vào mộ, quấy nhiễu giấc ngủ của chủ nhân mộ.
Các nhà khảo cổ học nhận định, ngôi mộ cổ thời Ngũ đại Thập quốc giăng bẫy cát lún tinh vi đến mức, nó có thể "nuốt" hết người này đến người khác. Bên trong mộ, chứa hàng chục tấn cát mịn, đủ để không cho bất cứ tên nào tiếp cận mộ chính và mang được đồ tùy táng ra ngoài.
Cơ chế của bẫy cát này như sau: Khi trộm mộ đào hang vào trong mộ sẽ tạo ra khoảng trống đế dòng cát mịn chảy vào lấp đầy bốn bên. Khi đó, trộm mộ sẽ vùng vẫy trong khoảng không gian chật hẹp, với đầy cát dính vào mắt, mũi, miệng. Hoảng loạn, bóng tối và oxy cạn dần là những yếu tố khiến chúng "một đi không trở lại".
Dựa trên các công cụ đào mộ quanh các bộ hài cốt, các chuyên gia xác định rằng 80 tên trộm mộ này đến từ nhiều triều đại lịch sử khác nhau. Điểm chung của chúng là lòng tham và bị cát lún chôn vùi mãi mãi.
Một ngôi mộ với hệ thống bẫy tinh vi, đáng sợ và chống trộm thành công nhất lịch sử Trung Quốc là đây!
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại.
Theo Đời sống pháp luật

>> xem thêm

Bình luận(0)