Luật Gia Long thời Nguyễn quy định: Vợ đánh chồng xử 100 trượng, cứ đánh là phải chịu tội. Đánh đến mức gãy xương trở lên, xử nặng hơn tội đánh người bị thương ba bậc. Đánh thành tật, xử giảo lập quyết (thắt cổ ngay). Đánh chết, xử trảm lập quyết (chém đầu ngay). Cố ý giết, xử lăng trì. Theo luật Gia Long, nếu thê thiếp đánh chồng còn bị xử nặng hơn nữa. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.Luật Gia Long có tên khác là Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật. Luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn, được áp dụng từ năm 1812, in thành sách năm 1815.Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", Luật Gia Long do quan đại thần Nguyễn Văn Thành chủ trì biên soạn. Ông là một trong những khai quốc công thần của triều Nguyễn, góp công lớn giúp vua Gia Long xây dựng vương triều. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.Hai vị quan cùng tham gia soạn thảo Luật Gia Long cùng Nguyễn Văn Thành là Vũ Trinh, Trần Hựu. Năm 1810, khi đang làm Tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành được triệu về kinh, lãnh ấn Trung Quân, giữ chức Tổng tài cùng Vũ Trinh, Trần Hựu soạn bộ luật. Luật Gia Long bắt đầu được soạn từ tháng 2/1811, hoàn thành tháng 8/1812. Bộ luật có hai phần, chia làm 22 quyển, 398 điều. Trong lịch sử Việt Nam, bộ luật thành văn đầu tiên được ban hành ở nước ta là luật Hình Thư, dưới thời vua Lý Thái Tông. Tiếp đó, nhà Trần cho ban hành Hình luật, nhà Hậu Lê ban hành Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức), nhà Nguyễn cho ban hành Luật Gia Long. Đó chính là 4 bộ luật thành văn cơ bản của nước ta dưới thời phong kiến.Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", cơ quan chuyên trách pháp luật dưới thời phong kiến là Bộ Hình (Hình Bộ). Người đứng đầu cơ quan này là quan Thượng thư bộ Hình, phía dưới là các cơ quan chuyên môn khác.Dưới thời phong kiến, trâu bò là sức kéo quan trọng của sản xuất nông nghiệp, để bảo vệ trâu bò, luật Hình Thư của nhà Lý đã quy định cấm mổ trộm trâu bò. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1117, Nguyên phi Ỷ Lan đề xuất đưa quy định “cấm giết mổ trộm trâu bò” vào luật Hình Thư. Quy định này về sau tiếp tục được áp dụng trong nhiều điều luật của triều đại sau. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Luật Gia Long thời Nguyễn quy định: Vợ đánh chồng xử 100 trượng, cứ đánh là phải chịu tội. Đánh đến mức gãy xương trở lên, xử nặng hơn tội đánh người bị thương ba bậc. Đánh thành tật, xử giảo lập quyết (thắt cổ ngay). Đánh chết, xử trảm lập quyết (chém đầu ngay). Cố ý giết, xử lăng trì. Theo luật Gia Long, nếu thê thiếp đánh chồng còn bị xử nặng hơn nữa. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Luật Gia Long có tên khác là Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên Hoàng triều luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật. Luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn, được áp dụng từ năm 1812, in thành sách năm 1815.
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", Luật Gia Long do quan đại thần Nguyễn Văn Thành chủ trì biên soạn. Ông là một trong những khai quốc công thần của triều Nguyễn, góp công lớn giúp vua Gia Long xây dựng vương triều. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Hai vị quan cùng tham gia soạn thảo Luật Gia Long cùng Nguyễn Văn Thành là Vũ Trinh, Trần Hựu. Năm 1810, khi đang làm Tổng trấn Bắc Thành, Nguyễn Văn Thành được triệu về kinh, lãnh ấn Trung Quân, giữ chức Tổng tài cùng Vũ Trinh, Trần Hựu soạn bộ luật. Luật Gia Long bắt đầu được soạn từ tháng 2/1811, hoàn thành tháng 8/1812. Bộ luật có hai phần, chia làm 22 quyển, 398 điều.
Trong lịch sử Việt Nam, bộ luật thành văn đầu tiên được ban hành ở nước ta là luật Hình Thư, dưới thời vua Lý Thái Tông. Tiếp đó, nhà Trần cho ban hành Hình luật, nhà Hậu Lê ban hành Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức), nhà Nguyễn cho ban hành Luật Gia Long. Đó chính là 4 bộ luật thành văn cơ bản của nước ta dưới thời phong kiến.
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí", cơ quan chuyên trách pháp luật dưới thời phong kiến là Bộ Hình (Hình Bộ). Người đứng đầu cơ quan này là quan Thượng thư bộ Hình, phía dưới là các cơ quan chuyên môn khác.
Dưới thời phong kiến, trâu bò là sức kéo quan trọng của sản xuất nông nghiệp, để bảo vệ trâu bò, luật Hình Thư của nhà Lý đã quy định cấm mổ trộm trâu bò. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1117, Nguyên phi Ỷ Lan đề xuất đưa quy định “cấm giết mổ trộm trâu bò” vào luật Hình Thư. Quy định này về sau tiếp tục được áp dụng trong nhiều điều luật của triều đại sau. Tranh minh họa: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.