Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý.Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích này bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất. Lối xuống khu hầm bảo tồn nằm ở khoảng sân phía ngoài Tam bảo.Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi.Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật Tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau.Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…Trên mỗi viên gạch có đề: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng) hoặc “Chương Thánh Gia Khánh”. Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 - 1058.Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao hơn 10 trượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là ngọn tháp của chùa Phật Tích. Từ kích thước chân tháp, có thể ước tính tháp có chiều cao khoảng 40m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại.Không chỉ có quy mô to lớn, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng của tòa tháp cổ chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam.
Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp kỳ vĩ được xây dựng từ thời Lý.
Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích này bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất. Lối xuống khu hầm bảo tồn nằm ở khoảng sân phía ngoài Tam bảo.
Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, được xây dựng trên sườn đồi và nằm sâu trong lòng đất 3,2m, xung quanh được gia cố, đầm chặt bằng sỏi và đất sét đồi.
Phần đáy của móng tháp cao 8,7m so với bờ giếng cổ thời Lý dưới cổng chùa Phật Tích. Kích thước chân tháp 9,1m x 9,1m, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4m đến 2,43m, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20m, diện tích 82,81m2.
Móng tháp có hai tầng xây giật cấp, chồng lên nhau. Gạch xây tháp được xếp theo hàng ngang, phần đầu gạch đâm ra ngoài, mỗi hàng trung bình xếp 6 viên gạch với nhiều kích thước khác nhau.
Chất kết dính để xây dựng tháp hoàn toàn là đất sét nhuyễn, không hề có bất kỳ một chút vôi vữa hay chất kết dính nào khác. Các mạch vữa mỏng đến nỗi nhìn bề ngoài chẳng khác gì các viên gạch được xếp chồng lên nhau…
Trên mỗi viên gạch có đề: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” (Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 xây dựng) hoặc “Chương Thánh Gia Khánh”. Theo sử sách, Long Thụy Thái Bình là niên hiệu của vua Lý Thánh Tông từ năm 1054 - 1058.
Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao hơn 10 trượng. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là ngọn tháp của chùa Phật Tích. Từ kích thước chân tháp, có thể ước tính tháp có chiều cao khoảng 40m, tương đương với một tòa nhà 10 tầng thời hiện đại.
Không chỉ có quy mô to lớn, các chuyên gia đã nhận định kỹ thuật xây nền móng của tòa tháp cổ chùa Phật Tích là hết sức độc đáo, chưa bao giờ thấy trong các công trình khảo cổ ở Việt Nam.