Nằm trên đồi Rồng, thuộc thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, di tích lịch sử căng Bắc Mê là một điểm tham quan đặc sắc nhưng chưa được nhiều người biết đến ở mảnh đất Hà Giang.Ngược dòng thời gian, căng Bắc Mê được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhằm kiểm soát tuyến đường giao thông nối ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang.Trong tiếng Pháp “căng” (caserne) có nghĩa là đồn lính, trại lính. Căng Bắc Mê là một hệ thống công trình đồ sộ nằm giữa rừng núi hoang vu, gồm nhà hành chính, nhà giam, vọng gác, nhà thông tin và một số tòa nhà chức năng khác.Cơ sở này nằm ở vị trị chiến lược trọng yếu, được xây dựng kiên cố, tựa lưng vào sườn núi đá tai mèo hiểm trở, trước mặt là dòng sông Gâm, vừa thuận lợi cho phòng thủ, vừa giúp cho việc quan sát, bao quát tình hình được dễ dàng.Trong thời gian từ năm 1939 đến 1942, khi phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh, thực dân Pháp đã biến căng Bắc Mê thành một địa điểm giam giữ những người hoạt động cách mạng.Chúng đã chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên căng Bắc Mê giam giữ. Lúc đông nhất, số lượng tù chính trị bị giam tại đây lên tới gần 300 người.Trong số những tù nhân bị giam ở căng Bắc Mê, có nhiều nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam như Trần Cung, Hoàng Quốc Việt, Xuân Thủy, Nguyên Hồng, Hoàng Bắc Dũng, Phan Bội (Hoàng Hữu Nam), Hoàng Vọng Bình, Lương Nhân, Hà Kế Tấn, Lê Giản…Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện sống khổ cực và sự tàn ác của đám cai ngục khiến căng Bắc Mê thực sự là một chốn “địa ngục trần thế” ở Hà Giang. Nhiều chiến sĩ cách mạng từ giã cõi đời khi bị giam giữ tại khu đồn bốt này.Đến năm 1945, căng Bắc Mê được giải phóng cùng với thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương. Những tháng ngày đen tối vùng đất Bắc Mê chính thức khép lại.Trải qua thời gian, căng Bắc Mê rơi vào lãng quên, bị đổ nát và trở thành phế tích. Đến năm 1992, địa danh này được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.Mang trong mình một câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa, căng Bắc Mê thực sự là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam.Trên phương diện du lịch, căng Bắc Mê là điểm đến lý tưởng cho những vị khách muốn khám phá trầm tích lịch sử trong không gian tĩnh lặng, nguyên sơ, chưa bị xáo trộn bởi các hoạt động thương mại.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Nằm trên đồi Rồng, thuộc thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, di tích lịch sử căng Bắc Mê là một điểm tham quan đặc sắc nhưng chưa được nhiều người biết đến ở mảnh đất Hà Giang.
Ngược dòng thời gian, căng Bắc Mê được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 nhằm kiểm soát tuyến đường giao thông nối ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang.
Trong tiếng Pháp “căng” (caserne) có nghĩa là đồn lính, trại lính. Căng Bắc Mê là một hệ thống công trình đồ sộ nằm giữa rừng núi hoang vu, gồm nhà hành chính, nhà giam, vọng gác, nhà thông tin và một số tòa nhà chức năng khác.
Cơ sở này nằm ở vị trị chiến lược trọng yếu, được xây dựng kiên cố, tựa lưng vào sườn núi đá tai mèo hiểm trở, trước mặt là dòng sông Gâm, vừa thuận lợi cho phòng thủ, vừa giúp cho việc quan sát, bao quát tình hình được dễ dàng.
Trong thời gian từ năm 1939 đến 1942, khi phong trào cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh, thực dân Pháp đã biến căng Bắc Mê thành một địa điểm giam giữ những người hoạt động cách mạng.
Chúng đã chuyển một số tù nhân chính trị từ Sơn La, Hỏa Lò, Phú Thọ… lên căng Bắc Mê giam giữ. Lúc đông nhất, số lượng tù chính trị bị giam tại đây lên tới gần 300 người.
Trong số những tù nhân bị giam ở căng Bắc Mê, có nhiều nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam như Trần Cung, Hoàng Quốc Việt, Xuân Thủy, Nguyên Hồng, Hoàng Bắc Dũng, Phan Bội (Hoàng Hữu Nam), Hoàng Vọng Bình, Lương Nhân, Hà Kế Tấn, Lê Giản…
Thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện sống khổ cực và sự tàn ác của đám cai ngục khiến căng Bắc Mê thực sự là một chốn “địa ngục trần thế” ở Hà Giang. Nhiều chiến sĩ cách mạng từ giã cõi đời khi bị giam giữ tại khu đồn bốt này.
Đến năm 1945, căng Bắc Mê được giải phóng cùng với thành công của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại địa phương. Những tháng ngày đen tối vùng đất Bắc Mê chính thức khép lại.
Trải qua thời gian, căng Bắc Mê rơi vào lãng quên, bị đổ nát và trở thành phế tích. Đến năm 1992, địa danh này được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Mang trong mình một câu chuyện lịch sử giàu ý nghĩa, căng Bắc Mê thực sự là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Trên phương diện du lịch, căng Bắc Mê là điểm đến lý tưởng cho những vị khách muốn khám phá trầm tích lịch sử trong không gian tĩnh lặng, nguyên sơ, chưa bị xáo trộn bởi các hoạt động thương mại.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.