Được trưng bày tại triển lãm “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” ở Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, chiếc đĩa lớn này là một ví dụ tiêu biểu về khả năng phục chế cổ vật tài tình của các chuyên gia ở Việt Nam.Theo đó, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều món đồ gốm sứ cao cấp vẽ nhiều màu. Đây là các loại vật dụng của nhà vua và triều đình ở kinh đô Thăng Long xưa.Các loại đồ gốm sứ quý hiếm này phần nhiều chỉ tìm thấy các mảnh vỡ nhỏ. Dựa trên các nguồn tư liệu hiện có, các chuyên gia gốm cổ Việt Nam có thể tái tạo lại hình dạng và một số đồ án hoa văn...Trở lại với hiện vật đã đề cập, đây vốn là mảnh vỡ của một chiếc đĩa lớn. Trên mảnh vỡ có hoa văn hình cánh sen ngoài rìa cùng một phần cảnh vật trong lòng đĩa.Từ mảnh vỡ này, các chuyên gia đã dùng vật liệu phù hợp để tái dựng một chiếc đĩa lớn, giữa lòng vẽ cảnh không gian sân vườn cùng lầu gác và nhân vật, phía ngoài có các cánh sen bao quanh.Các bước tái hiện hiện hoa văn của chiếc đĩa được trình chiều tuần tự bằng bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping, giúp người xem có sự hình dung trực quan và sống động về sự “hồi sinh” của món cổ vật có từ thế kỷ 15-16.Hình ảnh được phục chế mang sự chính xác tương đối, cho chúng ta một cái nhìn và sự cảm nhận khá ấn tượng về cảnh vật thanh bình, thơ mộng, cuộc sống hài hòa trong chốn hoàng cung Thăng Long xưa.Một hiện vật khác, chiếc địa nhỏ vẽ hình rồng thời Lê sơ này lại chứa đựng câu chuyện thú vị khác về việc phục chế một loại hình cổ vật đặc biệt ở Hoàng thành Thăng LongĐây là một hiện vật vô cùng đặc sắc và quý hiếm, không chỉ là vật dụng trong bữa ăn của nhà vua mà còn cho ta biết về kỹ thuật sản xuất đồ gốm cao cấp do lò quan Thăng Long chế tác cho cung đình vào thế kỷ 15.Đồ án hình rồng và văn mây trên chiếc đĩa được phác họa tinh tế bằng các nét vẽ xanh cobalt dưới men. Các bộ phận còn lại của con rồng được tô vẽ khéo léo bằng men đỏ, men xanh lá cây trên men nền, sau đó được phủ vàng thật lên các họa tiết trang trí.Lớp vàng và màu vẽ trên men thường bị mất đi do quá trình sử dụng và chỉ còn lại những dấu vết mờ nhạt, chỉ có thể nhìn thấy qua ánh sáng xiên. Đó tình trạng của chiếc đĩa khi được mới được phát hiện.Dựa trên những dấu vết không rõ ràng đó, các chuyên gia đã dựng lại đồ án trang trí của chiếc đĩa và thể hiện qua màn "hồi sinh" ấn tượng bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được trưng bày tại triển lãm “Báu vật Hoàng cung Thăng Long” ở Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, chiếc đĩa lớn này là một ví dụ tiêu biểu về khả năng phục chế cổ vật tài tình của các chuyên gia ở Việt Nam.
Theo đó, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nhiều món đồ gốm sứ cao cấp vẽ nhiều màu. Đây là các loại vật dụng của nhà vua và triều đình ở kinh đô Thăng Long xưa.
Các loại đồ gốm sứ quý hiếm này phần nhiều chỉ tìm thấy các mảnh vỡ nhỏ. Dựa trên các nguồn tư liệu hiện có, các chuyên gia gốm cổ Việt Nam có thể tái tạo lại hình dạng và một số đồ án hoa văn...
Trở lại với hiện vật đã đề cập, đây vốn là mảnh vỡ của một chiếc đĩa lớn. Trên mảnh vỡ có hoa văn hình cánh sen ngoài rìa cùng một phần cảnh vật trong lòng đĩa.
Từ mảnh vỡ này, các chuyên gia đã dùng vật liệu phù hợp để tái dựng một chiếc đĩa lớn, giữa lòng vẽ cảnh không gian sân vườn cùng lầu gác và nhân vật, phía ngoài có các cánh sen bao quanh.
Các bước tái hiện hiện hoa văn của chiếc đĩa được trình chiều tuần tự bằng bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping, giúp người xem có sự hình dung trực quan và sống động về sự “hồi sinh” của món cổ vật có từ thế kỷ 15-16.
Hình ảnh được phục chế mang sự chính xác tương đối, cho chúng ta một cái nhìn và sự cảm nhận khá ấn tượng về cảnh vật thanh bình, thơ mộng, cuộc sống hài hòa trong chốn hoàng cung Thăng Long xưa.
Một hiện vật khác, chiếc địa nhỏ vẽ hình rồng thời Lê sơ này lại chứa đựng câu chuyện thú vị khác về việc phục chế một loại hình cổ vật đặc biệt ở Hoàng thành Thăng Long
Đây là một hiện vật vô cùng đặc sắc và quý hiếm, không chỉ là vật dụng trong bữa ăn của nhà vua mà còn cho ta biết về kỹ thuật sản xuất đồ gốm cao cấp do lò quan Thăng Long chế tác cho cung đình vào thế kỷ 15.
Đồ án hình rồng và văn mây trên chiếc đĩa được phác họa tinh tế bằng các nét vẽ xanh cobalt dưới men. Các bộ phận còn lại của con rồng được tô vẽ khéo léo bằng men đỏ, men xanh lá cây trên men nền, sau đó được phủ vàng thật lên các họa tiết trang trí.
Lớp vàng và màu vẽ trên men thường bị mất đi do quá trình sử dụng và chỉ còn lại những dấu vết mờ nhạt, chỉ có thể nhìn thấy qua ánh sáng xiên. Đó tình trạng của chiếc đĩa khi được mới được phát hiện.
Dựa trên những dấu vết không rõ ràng đó, các chuyên gia đã dựng lại đồ án trang trí của chiếc đĩa và thể hiện qua màn "hồi sinh" ấn tượng bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.