Tôn Sách (174- 200), tự Bá Phù, là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng quan trọng trong việc hình thành nên Đông Ngô.
Tôn Sách bị ám sát vào năm 200 trong một cuộc đi săn. Lúc sắp ra đi, ông nhận thức được rằng con trai mình vẫn còn quá nhỏ để kế vị, vì thế ông gọi Trương Chiêu đến dặn dò, trao lại ấn tín, giao lại quyền hành cho người em mới 18 tuổi là Tôn Quyền.
|
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Tôn Sách được mô tả anh dũng khác người, rất giống với Tây Sở Bá vương Hạng Vũ, nên được gọi là Tiểu Bá vương. |
Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền tiếc thương cho cái chết của anh trai đến nỗi không thể ngưng khóc, nhưng rồi theo lời khuyên của Trương Chiêu, ông mới mặc quân phục và đến thăm hỏi các tướng cũ của trưởng huynh.
Chu Du nghe tin liền từ Ba Khâu về Ngô quận chịu tang Tôn Sách. Ông được Tôn Quyền giữ lại, phong làm Trung hộ quân nắm giữ binh quyền, cùng Trưởng sử Trương Chiêu giúp Tôn Quyền lo việc đại sự. Ông trở thành nhân vật số 2 trong chính quyền họ Tôn sau Trương Chiêu.
Trương Chiêu (156 - 236), tự Tử Bố là người nước Bành Thành thuộc Từ Châu. Ông là khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Chiêu là người học rộng, có nhiều kiến thức, viết chữ rất đẹp. Ông kết bạn với các danh sĩ đương thời như Vương Lãng ở Đông Hải và Triệu Dực ở Lang Nha.
Tướng quốc Bành Thành thấy Trương Chiêu có tài bèn tiến cử ông làm hiếu liêm (theo quy tắc của nhà Hán đương thời, cứ 20 vạn người mới chọn ra 1 người, được Thái thú tiến cử làm hiếu liêm nhưng ông từ chối không nhận.
Sau đó Thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm cũng cất nhắc ông làm mậu tài (mậu tài là danh hiệu cao hơn hiếu liêm, mỗi châu chỉ được một người do Thứ sử tiến cử mỗi đợt, trong khi cả nước chỉ có 13 châu), nhưng Trương Chiêu cũng từ tạ không nhận. Đào Khiêm nổi giận, bèn bắt giam Trương Chiêu.
May mắn, ông được người bạn là Triệu Dực đang ở dưới quyền Đào Khiêm cứu cho ra ngoài. Trương Chiêu được tự do bèn mang gia đình đi tới Giang Nam. Ông vẫn sống tự do không muốn ràng buộc.
Theo giúp Tôn Sách
Khi Tôn Sách mang quân bình định Giang Đông, gặp Trương Chiêu, tỏ ra rất kính trọng ông. Tôn Sách tìm đến tận nhà ông, lạy mẹ ông, đối đãi rất hậu. Cuối cùng Trương Chiêu nhận lời theo giúp Tôn Sách. Ông được Tôn Sách phong làm Trưởng sử kiêm Phủ quân trung lang tướng.
Tôn Sách đi đánh dẹp các nơi, giao việc hành chính sự vụ hàng ngày cho Trương Chiêu giải quyết. Trương Chiêu thu xếp mọi việc ổn thỏa. Tại trung nguyên có nhiều người mộ tài năng của ông, gửi thư cho ông khen ngợi tài năng; lại có nhiều thư gửi cho Tôn Sách nói rằng Trương trưởng sử thường xem trước các công văn giấy tờ.
Trương Chiêu thấy khó xử, bèn giấu những bức thư từ trung nguyên gửi tới vì sợ Tôn Sách nghi ngờ. Tôn Sách biết chuyện, bèn mang việc Tề Hoàn công phó thác việc triều chính cho Quản Trọng mà làm nên nghiệp bá chủ chư hầu để trấn an ông, tỏ ý tin tưởng ông như Tề Hoàn công tin dùng Quản Trọng.
Năm 200, Tôn Sách ốm nặng sắp qua đời, bèn gọi ông vào phó thác việc giúp em là Tôn Quyền nối nghiệp. Tôn Sách dặn ông:
“Nếu Tôn Quyền có thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao thì ngươi cứ tự mình gánh vác. Vạn nhất sự tình không được thuận lợi thì cứ thong thả về tây, cũng đừng lo nghĩ”.
Ngay khi Tôn Sách qua đời, Trương Chiêu lập tức đỡ Tôn Quyền lên ngựa, khuyên Tôn Quyền gác đau thương lại, mang quân mã đi tuần sát một vòng để lòng người hướng về với vị chủ mới. Ông trở thành người đóng vai trò trợ thủ số một cho Tôn Quyền, người thứ hai là Chu Du.
Năm 202, mẹ Tôn Quyền là Ngô phu nhân qua đời, khi lâm chung cũng dặn gửi Tôn Quyền cho Trương Chiêu. Tại hồi 29 trong Tam quốc diễn nghĩa, khi Tôn Sách sắp qua đời, Ngô phu nhân lo lắng về người kế vị, Tôn Sách đã trấn an bà về tài năng của Tôn Quyền. Sau này bà mất, cũng nhắc lại lời trăng trối của Tôn Sách để Tôn Quyền nhớ: "Việc trong không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du".
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Chiêu được mô tả như một ông hủ nho, nhu nhược hồ đồ. Ông đóng vai trò khá quan trọng dưới thời Tôn Sách, được Tôn Sách và Ngô phu nhân ủy thác giúp Tôn Quyền. Từ trận Xích Bích vai trò của ông bị lu mờ vì sự thắng thế của phe chủ chiến do Chu Du cầm đầu.