Nằm trong khu vực trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Bia đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Tấm bia đá cổ này được dựng năm thứ tư niên hiệu Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1679. Bia tạc từ đá, có hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, kích thước: Cao: 213 cm; ộng: 146 cm; dày: 34cm.Bia đặt trên bệ hình khối hộp chữ nhật ba cấp. Kích thước bệ là: 214 cm x 156 cm x 51 cm. Về tổng quan, đây là tấm bia bề thế hiếm có trong hệ thống bia đá cổ của Việt Nam.Hoa văn được trang trí trên bia và bệ thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.Diềm trán bia chạm khắc đề tài lưỡng long chầu nguyệt và mây.Diềm xung quanh bia chạm rồng…Phượng, mây…Và các họa tiết khác như long mã, hoa mẫu đơn, cúc, băng lá đề kép, vân mây hình khánh...Bệ chân đế bia chạm khắc nổi long mã..Và các loại hoa lá.Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính.Minh văn khắc trên bia cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Nơi vua và triều thần tiến hành đại lễ vào đầu xuân hàng năm, cầu cho quốc thái dân an.Có thể nào, tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, khi đã trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến nhiều sự đổi thay của lịch sử đất nước, là vật chứng lịch sử về những giá trị thiêng liêng của quốc lễ truyền thống.Thông qua tấm bia, hậu thế có thêm những hiểu biết quý giá về những giá trị lịch sử kinh thành Thăng Long xưa trên các phương diện kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, đời sống văn hóa tâm linh của Thăng Long - Đại Việt dưới các thời Lý – Trần – Lê.Theo những kết quả nghiên cứu, đàn tế trời thành Thăng Long được xây dựng vào thời Lý (năm 1152) ở phường An Thọ, huyện Thọ Xương. Đàn còn được gọi là đàn Hoàn Khâu hay Viên Khâu. Đây là đàn được lập ngay sau khi triều nhà Lý lập kinh đô ở Thăng Long.Đến thời Hậu Lê, khi còn triều đình ở Thanh Hoa (Thanh Hóa), đàn Nam Giao được xây dựng ở cửa Vạn Lại, huyện Thụy Nguyên (nay là Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).Đời vua Lê Thế Tông, sau khi sự nghiệp nhà Lê trung hưng thành công, nhà Lê trở lại kinh đô Thăng Long, tháng 9 năm 1663 cho sửa lại điện Chiêu sự và khôi phục các nghi lễ tế Nam Giao. Đến cuối thời Lê trung hưng, khi chúa Trịnh suy tàn, vua Lê Chiêu Thống cho đốt hết các công trình kiến trúc và đàn Nam Giao cũng dần trở nên hoang phế.Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) và cho đắp đàn tế ở làng An Ninh vào năm 1803, đến năm 1806 thì khởi công xây đàn mới ở phía Nam kinh thành thuộc phường Trường An. Thăng Long mất vai trò là kinh đô và bị đổi thành trấn thành rồi tỉnh thành. Từ đó đàn Nam Giao ở Thăng Long không còn tổ chức lễ tế nữa.Năm 1804, người ta cho dỡ gạch ngói của đàn để xây thành. Tại đây, chỉ còn sót lại nhà bia và tấm bia đá sau được Viện Viễn đông Bác cổ chuyển về đặt tại sân vườn Bảo tàng Louis Finot vào năm 1947 (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phá đàn Nam Giao để mở đường và xây nhà máy diêm. Năm 1956, sau khi giải phóng thủ đô, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo được chuyển tù Việt Bắc về và được xây dựng trên nền đất của đàn. Từ năm 2004, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo di dời để nhường chỗ cho trung tâm thương mại.Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử đất nước, đàn Nam Giao Thăng Long không còn nữa nhưng những giá trị linh thiêng và tấm bia đá cổ còn sót lại chứa đựng nhiều giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc của thời Lê Trung Hưng. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong khu vực trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Bia đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Tấm bia đá cổ này được dựng năm thứ tư niên hiệu Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1679. Bia tạc từ đá, có hình chữ nhật, trán cong hình bán nguyệt, kích thước: Cao: 213 cm; ộng: 146 cm; dày: 34cm.
Bia đặt trên bệ hình khối hộp chữ nhật ba cấp. Kích thước bệ là: 214 cm x 156 cm x 51 cm. Về tổng quan, đây là tấm bia bề thế hiếm có trong hệ thống bia đá cổ của Việt Nam.
Hoa văn được trang trí trên bia và bệ thể hiện các đề tài đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng.
Diềm trán bia chạm khắc đề tài lưỡng long chầu nguyệt và mây.
Diềm xung quanh bia chạm rồng…
Phượng, mây…
Và các họa tiết khác như long mã, hoa mẫu đơn, cúc, băng lá đề kép, vân mây hình khánh...
Bệ chân đế bia chạm khắc nổi long mã..
Và các loại hoa lá.
Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính.
Minh văn khắc trên bia cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Nơi vua và triều thần tiến hành đại lễ vào đầu xuân hàng năm, cầu cho quốc thái dân an.
Có thể nào, tấm bia điện Nam Giao ẩn chứa trong mình một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, khi đã trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến nhiều sự đổi thay của lịch sử đất nước, là vật chứng lịch sử về những giá trị thiêng liêng của quốc lễ truyền thống.
Thông qua tấm bia, hậu thế có thêm những hiểu biết quý giá về những giá trị lịch sử kinh thành Thăng Long xưa trên các phương diện kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, đời sống văn hóa tâm linh của Thăng Long - Đại Việt dưới các thời Lý – Trần – Lê.
Theo những kết quả nghiên cứu, đàn tế trời thành Thăng Long được xây dựng vào thời Lý (năm 1152) ở phường An Thọ, huyện Thọ Xương. Đàn còn được gọi là đàn Hoàn Khâu hay Viên Khâu. Đây là đàn được lập ngay sau khi triều nhà Lý lập kinh đô ở Thăng Long.
Đến thời Hậu Lê, khi còn triều đình ở Thanh Hoa (Thanh Hóa), đàn Nam Giao được xây dựng ở cửa Vạn Lại, huyện Thụy Nguyên (nay là Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Đời vua Lê Thế Tông, sau khi sự nghiệp nhà Lê trung hưng thành công, nhà Lê trở lại kinh đô Thăng Long, tháng 9 năm 1663 cho sửa lại điện Chiêu sự và khôi phục các nghi lễ tế Nam Giao. Đến cuối thời Lê trung hưng, khi chúa Trịnh suy tàn, vua Lê Chiêu Thống cho đốt hết các công trình kiến trúc và đàn Nam Giao cũng dần trở nên hoang phế.
Năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi, triều Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) và cho đắp đàn tế ở làng An Ninh vào năm 1803, đến năm 1806 thì khởi công xây đàn mới ở phía Nam kinh thành thuộc phường Trường An. Thăng Long mất vai trò là kinh đô và bị đổi thành trấn thành rồi tỉnh thành. Từ đó đàn Nam Giao ở Thăng Long không còn tổ chức lễ tế nữa.
Năm 1804, người ta cho dỡ gạch ngói của đàn để xây thành. Tại đây, chỉ còn sót lại nhà bia và tấm bia đá sau được Viện Viễn đông Bác cổ chuyển về đặt tại sân vườn Bảo tàng Louis Finot vào năm 1947 (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phá đàn Nam Giao để mở đường và xây nhà máy diêm. Năm 1956, sau khi giải phóng thủ đô, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo được chuyển tù Việt Bắc về và được xây dựng trên nền đất của đàn. Từ năm 2004, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo di dời để nhường chỗ cho trung tâm thương mại.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử đất nước, đàn Nam Giao Thăng Long không còn nữa nhưng những giá trị linh thiêng và tấm bia đá cổ còn sót lại chứa đựng nhiều giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc của thời Lê Trung Hưng. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.