Gai dưới cầu vượt ở Quảng Châu để ngăn người vô gia cư ở lại
Ở Trung Quốc, đại đa số người vô gia cư ở thành thị là lao động nhập cư từ nông thôn đến các thành phố lớn. Mặc dù chính phủ đang cố gắng giảm bớt vấn đề của người vô gia cư bằng cách thành lập các trạm cứu trợ, nhưng về cơ bản, nguyên nhân là do sự thiếu hụt về nguồn lực đô thị và sự tồn tại của hệ thống đăng ký hộ khẩu.
Năm 2019, tổng số lao động di cư lên tới 290,77 triệu người, tăng 2,41 triệu người hay 0,8% so với năm trước
Bất kể bạn đang ở quốc gia nào, đối với những người vô gia cư, không gian công cộng trong thành phố đã trở thành nơi họ sinh sống, từ kiếm sống đến sinh hoạt luôn thay đổi do ngoại lực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những không gian này cũng đã bị biến đổi một cách tinh vi thành những nơi chứa đầy sự thù địch đối với họ.
Điển hình như một số các khoảng trống trước các tòa nhà, nơi mà người vô gia cư có thể dễ dàng tìm được một chỗ ngủ, họ dựng lên những chiếc gai nhọn để ngăn người vô gia cư ngủ trên đó.
Một bộ phận những người phẫn nộ về hành động tàn nhẫn đối với người vô gia cư đã kịch liệt phản đối hành động này và cũng thực hiện những biện pháp nhằm chống lại nó.
"Đây là chỗ trống, không phải chông gai" là thông điệp mà một nhóm người muốn truyền đạt tới những nơi đặt những bộ chông gai chướng mắt. Thay vào đó, họ đã đặt đệm, gối và cả một giá sách lên những chông gai này để người vô gia cư trú ngụ.