Tại sao Phổ Nghi lại bị phế truất?

Google News

Sau hơn 100 năm, sự thật về việc Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc mất ngôi mới được phơi bày, khi các âm mưu và hối lộ triều đình có hệ thống cuối cùng đã được xâu chuỗi bởi một nhà sử học Trung Quốc.

Bị đưa khỏi nhà khi còn là một đứa trẻ ngây thơ và được tung hô là thánh sống, Phổ Nghi bị đưa tới Tử Cấm Thành để lên làm vua khi mới chỉ 2 năm 10 tháng tuổi.

Chỉ vài năm sau đó, khi Trung Quốc chìm trong cuộc cách mạng Tân Hợi (nổ ra năm 1911), chính người mẹ nuôi của Phổ Nghi, tức Thái hậu Long Dụ (Longyu), ký giấy thoái vị đẩy Phổ Nghi khỏi ngai vàng.

Kể từ đó, những người nghiên cứu lịch sử về thời kỳ kết thúc của hoàng đế cuối cùng vẫn không hiểu rõ tại sao Thái hậu Long Dụ sẵn sàng làm như vậy.

Tai sao Pho Nghi lai bi phe truat?

Chân dung Phổ Nghi khi trở thành Hoàng đế nhí

Những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời Phổ Nghi gây chú ý ngay cả đến ngày nay, và nhiều chi tiết cho đến giờ vẫn được coi là quá nhạy cảm để công bố.
“Thời gian thoái vị của ông ấy là thời gian tham nhũng tràn lan mà quan lại triều đình bị mua chuộc hết”, GS. Jia nói.

Triều đình trong những ngày cuối cùng của nhà Thanh trở thành cái bóng của chính mình. Các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Anh, đánh bại nhà Thanh trên chiến trường, khai thác những vùng lãnh thổ giàu có và bóc lột của cải.

Cạn nguồn thu, triều đình nhà Thanh thậm chí còn phải đem cầm tấm áo choàng lụa xa hoa của người tiền nhiệm của Phổ Nghi, tức hoàng đế Quang Tự.

Bên ngoài Tử Cấm Thành, các cuộc nổi dậy nổ ra khắp nơi khi người dân đòi nền cộng hòa.

Để ổn định tình hình, triều đình cử Viên Thế Khải, viên tướng có tầm ảnh hưởng lớn đối với quân đội phía bắc hùng mạnh, làmTổng lý nội các (tương đương Thủ tướng bây giờ).

Nhưng theo GS. Jia, Viên Thế Khải quyết lật đổ hoàng đế cuối cùng, bằng cách dỗ dành, đe dọa, sau đó là hối lộ các nhân vật chủ chốt trong triều đình.

Tai sao Pho Nghi lai bi phe truat?-Hinh-2

Viên Thế Khải

Không chỉ hối lộ mẹ nuôi của Phổ Nghi, Viên Thế Khải còn đút lót thái giám thân cận nhất của bà là Xiao Dezheng, và Hoàng tử Yikuang, một trong những nhân vật có quyền lực nhất trong triều đình.

“Năm 1911, báo The Times nói rằng Hoàng tử Yikuang có 2 triệu đô la bạc trong tài khoản ở ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải. Chính tình trạng đút lót đã khiến vị vua cuối cùng mất vị”, GS. Jia nói.

Trong khi đó, thái giám nhận được khoản tiền lớn không kém, tương đương hơn 1 tỷ bảng Anh ngày nay. Ông ta đã dùng tiền hối lộ để xây nhà ở Thiên Tân trưng bày nhiều đồ vật quý giá ăn trộm được từ hoàng cung.

Đổi lại, thái giám rỉ tai với Thái hậu rằng bà ta sẽ trở nên giàu có nếu ký giấy thoái vị. “Và nếu bà từ chối, bà sẽ nhận được kết cục như vua Louis XVI trong Cách mạng Pháp: bị chặt đầu”, GS. Jia cho biết.

Viên Thế Khải không dừng lại ở đó. Ông ta gây áp lực lên triều đình bằng cách chủ mưu hàng loạt thư đe dọa.

“Ông ta có quan hệ tốt với Đại sứ quán Nga nên đã nhờ họ viết thư nói rằng, nếu Thái hậu không ký, các thế lực phương Tây sẽ lật đổ triều đình ngay lập tức”, GS. Jia trích tài liệu có được từ Trung Nam Hải cho biết.

Viên Thế Khải cũng lén soạn bức điện tín từ 44 tướng lính quân đội kêu gọi triều đình giải tán.

Sau khi mất ngôi, Phổ Nghi bị ép rời khỏi Tử Cấm Thành và trở thành bù nhìn trong thời gian ngắn tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc dưới thời Nhật chiếm đóng.

Sau khi cách mạng Trung Quốc kết thúc, Phổ Nghi được Chủ tịch Mao Trạch Đông đối xử tốt. Ông sống những ngày cuối cùng ở Bắc Kinh, làm công việc chăm sóc cây cối ở vườn bách thảo. Ông qua đời năm 1967 vì ung thư thận và bệnh tim.

 
Theo Theo Trúc Quỳnh/Khám phá

>> xem thêm

Bình luận(0)