Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các nàng công chúa tài sắc vẹn toàn sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích dân tộc được nhiều người biết đến. Trong số này, câu chuyện về công chúa Ngọc Hoa với chuyện tình đẹp với một người nước ngoài. Thêm nữa, bà được cho là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dâu ở Nhật Bản.Cụ thể, công chúa Ngọc Hoa là con gái nuôi của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Về sau, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả công chúa Ngọc Hoa cho một thương nhân Nhật Bản tài giỏi là Araki Sotaro.Theo nhiều sử liệu Việt Nam, trong số các nước phương Đông thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của người đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc Vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến sinh sống, buôn bán ở Hội An.Trong số các thương nhân Nhật Bản, ông Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An. Đặc biệt, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn lập thương nhân này một tờ thư xác nhận "ông đã tự nguyện ở dưới gối" - tức làm chức quan trung thành với Chúa.Theo ghi chép trong “Ngoại phiên thông thư” - một tư liệu cổ ghi lại thư từ ngoại giao giữa Nhật Bản thời Mạc phủ với các nước lân bang, ông Araki vốn là võ sĩ samurai thuộc Higonokuni (tỉnh Kumamoto bây giờ). Vào năm Thiên Chính thứ 16 (tức năm 1588), ông đã rời tới Nagasaki và bắt đầu nghề buôn bán bằng thuyền. Về sau, ông trở thành một thương gia lớn.Ông Araki đã đi lại buôn bán giữa các nước Xiêm (là Thái Lan hiện nay) và An Nam (một phần của Việt Nam hiện nay).Vào năm 1619, ông cùng 8 doanh nhân đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An. Hành trình vượt biển đến Hội An của nhóm thương gia nước ngoài này được miêu tả trong bức tranh “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” nổi tiếng của thương gia Chaya Shinroku.Cũng trong năm 1619, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái nuôi - công chúa Ngọc Hoa cho ông Araki. Một năm sau, ông đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki. Sau khi làm dâu tại Nhật Bản, công chúa Ngọc Hoa sinh cho chồng một con gái. Hai người sau đó cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki.Chuyện tình đẹp của công chúa Ngọc Hoa và ông Arak trở thành giai thoại được lưu truyền đến ngày nay. Theo Hội Hữu Nghị Nagasaki – Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association), tên của công chúa Ngọc Hoa được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu).Do công chúa Ngọc Hoa thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương ở Nhật Bản đều được gọi là Anio-san).Ngoài ra, công chúa Ngọc Hoa được người dân ở Nagasaki yêu quý và ngưỡng mộ bởi bà thường xuyên đứng ra giúp đỡ cho dân bản địa trong việc buôn bán với Việt Nam. Công chúa Ngọc Hoa qua đời năm 1645, sau 26 năm sống tại Nhật Bản. Bà mất sau khi chồng qua đời được 10 năm. Vợ chồng công chúa Ngọc Hoa được chôn cất ở hậu viên Đại Âm Tự ở Nagasaki.Mời độc giả xem video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24.
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, các nàng công chúa tài sắc vẹn toàn sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích dân tộc được nhiều người biết đến. Trong số này, câu chuyện về công chúa Ngọc Hoa với chuyện tình đẹp với một người nước ngoài. Thêm nữa, bà được cho là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dâu ở Nhật Bản.
Cụ thể, công chúa Ngọc Hoa là con gái nuôi của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Về sau, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả công chúa Ngọc Hoa cho một thương nhân Nhật Bản tài giỏi là Araki Sotaro.
Theo nhiều sử liệu Việt Nam, trong số các nước phương Đông thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đặc biệt quan tâm đến Nhật Bản. Ông chủ động xúc tiến quan hệ giao thương với tư cách chính thức của người đứng đầu nhà nước An Nam (An Nam Quốc Vương), tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Nhật Bản đến sinh sống, buôn bán ở Hội An.
Trong số các thương nhân Nhật Bản, ông Araki Sotaro được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có cảm tình và giao cho nhiều trọng trách tại Hội An. Đặc biệt, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn lập thương nhân này một tờ thư xác nhận "ông đã tự nguyện ở dưới gối" - tức làm chức quan trung thành với Chúa.
Theo ghi chép trong “Ngoại phiên thông thư” - một tư liệu cổ ghi lại thư từ ngoại giao giữa Nhật Bản thời Mạc phủ với các nước lân bang, ông Araki vốn là võ sĩ samurai thuộc Higonokuni (tỉnh Kumamoto bây giờ). Vào năm Thiên Chính thứ 16 (tức năm 1588), ông đã rời tới Nagasaki và bắt đầu nghề buôn bán bằng thuyền. Về sau, ông trở thành một thương gia lớn.
Ông Araki đã đi lại buôn bán giữa các nước Xiêm (là Thái Lan hiện nay) và An Nam (một phần của Việt Nam hiện nay).Vào năm 1619, ông cùng 8 doanh nhân đi thuyền mang cờ hiệu của công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đến cập cảng Hội An. Hành trình vượt biển đến Hội An của nhóm thương gia nước ngoài này được miêu tả trong bức tranh “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” nổi tiếng của thương gia Chaya Shinroku.
Cũng trong năm 1619, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên quyết định gả con gái nuôi - công chúa Ngọc Hoa cho ông Araki. Một năm sau, ông đưa vợ về Nhật Bản định cư ở Nagasaki. Sau khi làm dâu tại Nhật Bản, công chúa Ngọc Hoa sinh cho chồng một con gái. Hai người sau đó cùng gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki.
Chuyện tình đẹp của công chúa Ngọc Hoa và ông Arak trở thành giai thoại được lưu truyền đến ngày nay. Theo Hội Hữu Nghị Nagasaki – Việt Nam (Nagasaki-Việt Nam Frienship Association), tên của công chúa Ngọc Hoa được đặt theo tiếng Nhật là Wukaku (Vương Gia Cửu).
Do công chúa Ngọc Hoa thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương ở Nhật Bản đều được gọi là Anio-san).
Ngoài ra, công chúa Ngọc Hoa được người dân ở Nagasaki yêu quý và ngưỡng mộ bởi bà thường xuyên đứng ra giúp đỡ cho dân bản địa trong việc buôn bán với Việt Nam. Công chúa Ngọc Hoa qua đời năm 1645, sau 26 năm sống tại Nhật Bản. Bà mất sau khi chồng qua đời được 10 năm. Vợ chồng công chúa Ngọc Hoa được chôn cất ở hậu viên Đại Âm Tự ở Nagasaki.
Mời độc giả xem video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24.