Hoàng đế khi tuyển tú nữ, khi phong phi tần nhất định phải chọn trinh nữ. Đó là quan niệm bắt đầu có từ thời Nam Tống còn trước thời Nam Tống có rất nhiều hoàng hậu không phải là trinh nữ, thậm chí còn là quả phụ hoặc là người làm những nghề đặc biệt. Ảnh: tieba.baidu.com. Nhà Tần trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, chưa có danh xưng hoàng hậu mà chỉ có danh xưng vương hậu. Mẹ của Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ khi nhập cung cũng không phải là trinh nữ. Cha của Tần Thủy Hoàng lúc đó sang nước Sở làm con tin, sống trong cảnh nghèo khổ, thương nhân Lã Bất Vi để lấy lòng cha của Tần Thủy Hoàng đã dâng tặng ái thiếp Triệu Cơ của mình cho cha Tần Thủy Hoàng, sau này Triệu Cơ được phong làm Vương hậu của Tần Trang Tương Vương. Ảnh: tieba.baidu.com.Bạc phu nhân của Hán Cao Tổ Lưu Bang – mẹ của Hán Văn Đế - Bạc Cơ, khi bà nhập cung cũng không phải là trinh nữ. Bạc Cơ vốn là phi tử của Ngụy Vương Báo. Bạc Cơ được một thầy bói gieo quẻ phán rằng “sinh ra thiên tử”. Ngụy Báo khi biết tin liền cho rằng mình chính là “cha của thiên tử” nên quyết định không giao tranh với Lưu Bang nữa, kết quả bị Lưu Bang tiêu diệt. Bạc Cơ vì thế cũng bị Lưu Bang bắt nhập cung. Sau đó không lâu, bà sinh cho Lưu Bang một người con trai, đặt tên là Lưu Hăng, cũng chính là Hán Văn Đế. Ảnh: tieba.baidu.com.Hoàng hậu thứ hai của Hán Cảnh Đế đồng thời là mẹ ruột của Hán Vũ Đế - Vương Chí. Vương Chí ban đầu đươc gả vào một gia đình nông dân bình thường, còn sinh ra một người con gái. Một ngày, mẹ của Vương Chí mời một thầy tướng số đến xem cho mình và con gái, thầy tướng số phán rằng “Vương Chí có tướng đại quý nhân, sẽ sinh được thiên tử”. Chính vì thế, mẹ của Vương Chí liền đón con gái về nhà, sau đó nhờ vả các mối quan hệ để đưa Vương Chí vào cung. Năm 156 trước công nguyên, Vương Chí đã sinh cho Hán Cảnh Đế hoàng tử thứ mười một là Lưu Triệt, chính là Hán Văn Đế sau này. Ảnh: tieba.baidu.com.Hoàng hậu của Hán Nguyên Đế - mẹ ruột của Hán Thành Đế -Vương Chính Quân. Vương Chính Quân là con gái thứ hai của Dương Bình Hầu Vương Cấm, vốn thông minh xinh đẹp từ nhỏ. Khi trưởng thành, Vương Chính Quân được hứa hôn cho gia đình họ Hứa, nhưng khi sắp đến ngày kết hôn, chú rể bất ngờ qua đời. Sau này, Đông Bình Vương muốn cưới bà, nhưng còn chưa bái đường thì Đông Bình Vương cũng qua đời. Thấy những người con gái mình được hứa gả liên tiếp qua đời, Vương Cấm cảm thấy vô cùng kì lạ, liền cho người đi bốc quẻ cho con gái, thầy tướng số phán rằng Vương Chính Quân là người có quý tướng không giống những người bình thường. Ảnh: nipic.com. Vương Cấm liền cho con gái học các môn nghệ thuật, năm 18 tuổi Vương Chính Quân nhập cung. Ái Phi của Hoàng thái tử Lưu Triệt qua đời, một cơ hội ngẫu nhiên giúp Vương Chính Quân được làm Thái tử phi. Thái tử Lưu Triệt vốn không thích Vương Chính Quân, nên chỉ một lần hầu hạ thái tử, Vương Chính Quân đã mang thai và sinh ra Lưu Ngao. “Mẹ quý vì con” Vương Chính Quân lần lượt trở thành hoàng hậu, hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu nắm trong tay thực quyền. Ảnh: Qq.com. Hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế - người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp trong lịch sử Trung Quốc Triệu Phi Yến. Triệu Phi Yến xuất thân là vũ nữ. Hán Thành Đế một lần ra ngoài ngao du, vừa nhìn thấy Triệu Phi Yến đã si mê, nên đã đón Triệu Phi Yến vào cung. Năm Hán Thành Đế 37 tuổi đã phong Triệu Phi Yến làm hoàng hậu. Chín năm sau, Hán Thành Đế qua đời, Hán Ai Đế kế vị, Triệu Phi Yến trở thành Hoàng Thái Hậu. Ảnh: Tieba.baidu.com.
Hoàng đế khi tuyển tú nữ, khi phong phi tần nhất định phải chọn trinh nữ. Đó là quan niệm bắt đầu có từ thời Nam Tống còn trước thời Nam Tống có rất nhiều hoàng hậu không phải là trinh nữ, thậm chí còn là quả phụ hoặc là người làm những nghề đặc biệt. Ảnh: tieba.baidu.com.
Nhà Tần trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, chưa có danh xưng hoàng hậu mà chỉ có danh xưng vương hậu. Mẹ của Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ khi nhập cung cũng không phải là trinh nữ. Cha của Tần Thủy Hoàng lúc đó sang nước Sở làm con tin, sống trong cảnh nghèo khổ, thương nhân Lã Bất Vi để lấy lòng cha của Tần Thủy Hoàng đã dâng tặng ái thiếp Triệu Cơ của mình cho cha Tần Thủy Hoàng, sau này Triệu Cơ được phong làm Vương hậu của Tần Trang Tương Vương. Ảnh: tieba.baidu.com.
Bạc phu nhân của Hán Cao Tổ Lưu Bang – mẹ của Hán Văn Đế - Bạc Cơ, khi bà nhập cung cũng không phải là trinh nữ. Bạc Cơ vốn là phi tử của Ngụy Vương Báo. Bạc Cơ được một thầy bói gieo quẻ phán rằng “sinh ra thiên tử”. Ngụy Báo khi biết tin liền cho rằng mình chính là “cha của thiên tử” nên quyết định không giao tranh với Lưu Bang nữa, kết quả bị Lưu Bang tiêu diệt. Bạc Cơ vì thế cũng bị Lưu Bang bắt nhập cung. Sau đó không lâu, bà sinh cho Lưu Bang một người con trai, đặt tên là Lưu Hăng, cũng chính là Hán Văn Đế. Ảnh: tieba.baidu.com.
Hoàng hậu thứ hai của Hán Cảnh Đế đồng thời là mẹ ruột của Hán Vũ Đế - Vương Chí. Vương Chí ban đầu đươc gả vào một gia đình nông dân bình thường, còn sinh ra một người con gái. Một ngày, mẹ của Vương Chí mời một thầy tướng số đến xem cho mình và con gái, thầy tướng số phán rằng “Vương Chí có tướng đại quý nhân, sẽ sinh được thiên tử”. Chính vì thế, mẹ của Vương Chí liền đón con gái về nhà, sau đó nhờ vả các mối quan hệ để đưa Vương Chí vào cung. Năm 156 trước công nguyên, Vương Chí đã sinh cho Hán Cảnh Đế hoàng tử thứ mười một là Lưu Triệt, chính là Hán Văn Đế sau này. Ảnh: tieba.baidu.com.
Hoàng hậu của Hán Nguyên Đế - mẹ ruột của Hán Thành Đế -Vương Chính Quân. Vương Chính Quân là con gái thứ hai của Dương Bình Hầu Vương Cấm, vốn thông minh xinh đẹp từ nhỏ. Khi trưởng thành, Vương Chính Quân được hứa hôn cho gia đình họ Hứa, nhưng khi sắp đến ngày kết hôn, chú rể bất ngờ qua đời. Sau này, Đông Bình Vương muốn cưới bà, nhưng còn chưa bái đường thì Đông Bình Vương cũng qua đời. Thấy những người con gái mình được hứa gả liên tiếp qua đời, Vương Cấm cảm thấy vô cùng kì lạ, liền cho người đi bốc quẻ cho con gái, thầy tướng số phán rằng Vương Chính Quân là người có quý tướng không giống những người bình thường. Ảnh: nipic.com.
Vương Cấm liền cho con gái học các môn nghệ thuật, năm 18 tuổi Vương Chính Quân nhập cung. Ái Phi của Hoàng thái tử Lưu Triệt qua đời, một cơ hội ngẫu nhiên giúp Vương Chính Quân được làm Thái tử phi. Thái tử Lưu Triệt vốn không thích Vương Chính Quân, nên chỉ một lần hầu hạ thái tử, Vương Chính Quân đã mang thai và sinh ra Lưu Ngao. “Mẹ quý vì con” Vương Chính Quân lần lượt trở thành hoàng hậu, hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu nắm trong tay thực quyền. Ảnh: Qq.com.
Hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế - người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp trong lịch sử Trung Quốc Triệu Phi Yến. Triệu Phi Yến xuất thân là vũ nữ. Hán Thành Đế một lần ra ngoài ngao du, vừa nhìn thấy Triệu Phi Yến đã si mê, nên đã đón Triệu Phi Yến vào cung. Năm Hán Thành Đế 37 tuổi đã phong Triệu Phi Yến làm hoàng hậu. Chín năm sau, Hán Thành Đế qua đời, Hán Ai Đế kế vị, Triệu Phi Yến trở thành Hoàng Thái Hậu. Ảnh: Tieba.baidu.com.