Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam.Bộ sưu tập này gồm trên dưới 50 thanh đàn đá có niên đại từ 2.500 - 3.000 năm trước, thuộc về các bộ đàn đá được khai quật tại nhiều địa phương khác nhau ở Lâm Đồng như đàn đá B’lao (huyện Bảo Lâm); đàn đá Đinh Lạc, Liên Đầm, Hòa Nam, Sơn Điền (huyện Di Linh)…Khi khai quật, một số bộ đàn được sắp xếp khá ngay ngắn, cho thấy chúng được chôn một cách có chủ ý. Có thể người xưa đã chôn đàn khi thay đổi nơi cư trú hoặc thực hiện một nghi lễ tâm linh nào đó mà ngày nay chưa được làm sáng tỏ.Theo các nhà nghiên cứu, đàn đá - được các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là goòng lú (nghĩa là "đá kêu như tiếng cồng") - không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.Bộ đàn đá cổ đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1949, khi những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, Đắk Lắk, một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người. Phát hiện này được báo cho Viện Viễn Đông Bác Cổ.Tháng 6/1950, các thanh đá được đưa về Paris để giáo sư âm nhạc André Schaeffner nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu công bố tháng 7/1951 khẳng định bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam "nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết".Đến những năm 1956, 1980, 1990 … nhiều bộ đàn đá tiếp tục được phát hiện tại nhiều tỉnh khu vực phía Nam như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Phú Yên… với tổng số thanh đàn đá lên đến khoảng 200.Việc phát hiện ra các bộ đàn đá cổ đã hé lộ những thông tin quý giá về đời sống tinh thần của các cư dân trên mảnh đất phương Nam ba thiên niên kỷ trước.Đến nay, nhiều bí ẩn về những bộ đàn đá cổ vẫn chưa được hé lộ. Việc nghiên cứu về loại nhạc cụ độc đáo này vẫn tiếp tục được tiến hành, hứa hẹn đem lại những kiến thức mới về nước Việt Nam thời cổ đại.Với những giá trị đặc sắc của mình, đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Bộ sưu tập này gồm trên dưới 50 thanh đàn đá có niên đại từ 2.500 - 3.000 năm trước, thuộc về các bộ đàn đá được khai quật tại nhiều địa phương khác nhau ở Lâm Đồng như đàn đá B’lao (huyện Bảo Lâm); đàn đá Đinh Lạc, Liên Đầm, Hòa Nam, Sơn Điền (huyện Di Linh)…
Khi khai quật, một số bộ đàn được sắp xếp khá ngay ngắn, cho thấy chúng được chôn một cách có chủ ý. Có thể người xưa đã chôn đàn khi thay đổi nơi cư trú hoặc thực hiện một nghi lễ tâm linh nào đó mà ngày nay chưa được làm sáng tỏ.
Theo các nhà nghiên cứu, đàn đá - được các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là goòng lú (nghĩa là "đá kêu như tiếng cồng") - không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người.
Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
Bộ đàn đá cổ đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1949, khi những người phu làm đường phát hiện tại Ndut Liêng Krak, Đắk Lắk, một bộ 11 thanh đá xám có dấu hiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người. Phát hiện này được báo cho Viện Viễn Đông Bác Cổ.
Tháng 6/1950, các thanh đá được đưa về Paris để giáo sư âm nhạc André Schaeffner nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu công bố tháng 7/1951 khẳng định bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam "nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết".
Đến những năm 1956, 1980, 1990 … nhiều bộ đàn đá tiếp tục được phát hiện tại nhiều tỉnh khu vực phía Nam như Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Phú Yên… với tổng số thanh đàn đá lên đến khoảng 200.
Việc phát hiện ra các bộ đàn đá cổ đã hé lộ những thông tin quý giá về đời sống tinh thần của các cư dân trên mảnh đất phương Nam ba thiên niên kỷ trước.
Đến nay, nhiều bí ẩn về những bộ đàn đá cổ vẫn chưa được hé lộ. Việc nghiên cứu về loại nhạc cụ độc đáo này vẫn tiếp tục được tiến hành, hứa hẹn đem lại những kiến thức mới về nước Việt Nam thời cổ đại.
Với những giá trị đặc sắc của mình, đàn đá đã được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.