1. Nằm giữa phố Hàng Chiếu và phố Ô Quan Chường ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.Công trình được thiết kế theo kiểu vọng lâu, gồm 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3 mét, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65 mét, cao 2.5 mét. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.Trên vòm cửa chính có một khung hình chữ nhật đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh: “Đông Hà Môn”. Theo sử sách, cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), vốn là cửa ô nằm ở phường Đông Hà trước kia.Người ta gọi đây là cửa ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ người Bắc Ninh đã cùng với khoảng 100 binh lính anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.2. Đoan Môn là cổng chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành Thăng Long xưa. Đây là công trình bề thế nhất trong quần thể các di tích thuộc Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.Được xây dựng vào thời Lê và tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn có 5 cổng kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, các cửa còn dành cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành tuổi đời nhiều thế kỷ của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình.Phía sau Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2 m2 để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay hố này được để lộ thiên cho du khách tham quan.2. Nằm trên phố Phan Đình Phùng, Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc được xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Tương tự Đoan Môn và Ô Quan Chưởng, Bắc Môn được xây theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới.Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá. Cổng thành thông từ mặt trước ra mặt sau, được xây kiểu vòm cuốn. Mặt trước thành còn lưu lại hai vết đạn đại bác do quân Pháp nã vào trong trận đánh thành Hà Nội năm 1882.Phần lầu được tái dựng một phần bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Đây là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai nhân vật lịch sử đã hi sinh cho công cuộc bảo vệ thành Hà Nội trước cuộc xâm lược của Pháp.Theo các nhà nghiên cứu, dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, dưới chân cổng thành này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành Thăng Long.Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
1. Nằm giữa phố Hàng Chiếu và phố Ô Quan Chường ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.
Công trình được thiết kế theo kiểu vọng lâu, gồm 2 tầng. Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3 mét, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65 mét, cao 2.5 mét. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.
Trên vòm cửa chính có một khung hình chữ nhật đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh: “Đông Hà Môn”. Theo sử sách, cửa ô này được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), vốn là cửa ô nằm ở phường Đông Hà trước kia.
Người ta gọi đây là cửa ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ người Bắc Ninh đã cùng với khoảng 100 binh lính anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.
2. Đoan Môn là cổng chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành Thăng Long xưa. Đây là công trình bề thế nhất trong quần thể các di tích thuộc Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Được xây dựng vào thời Lê và tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn, Đoan Môn có 5 cổng kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, các cửa còn dành cho các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.
Sau những thăng trầm lịch sử, cánh cổng thành tuổi đời nhiều thế kỷ của kinh thành Thăng Long vẫn giữ được sự chắc chắn và uy nghiêm của mình.
Phía sau Đoan Môn, năm 1999 các nhà khảo cổ học đã đào hố khai quật rộng 85,2 m2 để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngày nay hố này được để lộ thiên cho du khách tham quan.
2. Nằm trên phố Phan Đình Phùng, Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc được xây dựng năm 1805 trên nền Cửa Bắc của Hoàng thành Thăng Long thời Lê. Tương tự Đoan Môn và Ô Quan Chưởng, Bắc Môn được xây theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới.
Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá. Cổng thành thông từ mặt trước ra mặt sau, được xây kiểu vòm cuốn. Mặt trước thành còn lưu lại hai vết đạn đại bác do quân Pháp nã vào trong trận đánh thành Hà Nội năm 1882.
Phần lầu được tái dựng một phần bằng khung gỗ theo lối chồng diêm tám mái, lợp ngói ta, trổ cửa ra bốn hướng. Đây là nơi thờ Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, hai nhân vật lịch sử đã hi sinh cho công cuộc bảo vệ thành Hà Nội trước cuộc xâm lược của Pháp.
Theo các nhà nghiên cứu, dù Bắc Môn là công trình do nhà Nguyễn xây dựng, dưới chân cổng thành này là tầng tầng lớp lớp di chỉ thành quách từ các triều đại trước đó, khẳng định sự liên tục trong lịch sử ngàn năm của Hoàng thành Thăng Long.
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.