Sông Mê Kông (sông Cửu Long theo cách gọi của người Việt) là nơi sinh sống của nhiều loài cá khổng lồ, được xem là “ thủy quái”, trong đó có cá hô. Người ta từng bắt được cá hô nặng gần 600 kg, dài hơn 3 m trên sông Mê Kông. Tại Việt Nam, ngư dân nhiều lần bắt được cá hô có trọng lượng lên tới hàng trăm kg.Có tên khoa học Catlocarpio siamensis, cá hô là loài lớn nhất trong họ chép, đầu khá to so với thân, thường sống ở các sông Mae Klong, Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Đây là loài cá di cư, thường ăn rong, hoa quả.Ở Campuchia, cá hô được phong làm cá quốc gia. Loài cá này sinh sống nhiều trên sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Tại miền Tây, những con cá hô nặng 130 kg được ngư dân bắt trên dòng Cửu Long, thường vào khoảng tháng 10. Chúng được thương lái mua với giá hàng trăm triệu đồng.Tonlé Sap còn được gọi là Biển Hồ Campuchia, là hồ nước được hình thành bên dòng sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Biển Hồ là nơi có nguồn thủy sản rất lớn của nước này, trong đó có nhiều cá hô sinh sống.Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích tự nhiên lên tới 2.700 km2 vào mùa mưa (1.600 km2 mùa khô), Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, Biển Hồ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam, sông Mê Kông chia thành 2 dòng chảy chính: Nhánh bên phải gọi là Hậu Giang (sông Hậu), nhánh bên trái là gọi là Tiền Giang (sông Tiền). Cả hai đều chảy vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Theo Atlas địa lý Việt Nam, sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Sông Cửu Long không chảy qua tỉnh Long An.Có 3 loài cá được xem là thủy quái trên sông Cửu Long gồm cá tra dầu, cá vồ cờ, cá hô. Trong đó, cá tra dầu nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, được xếp hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao). Loài này có đầu to, dẹp, miệng rộng với 2 râu dài ở hàm trên. Lưng cá màu nâu thẫm, vây nhạt hơn. Chúng lớn nhưng chỉ ăn thực vật thủy sinh.
Sông Mê Kông (sông Cửu Long theo cách gọi của người Việt) là nơi sinh sống của nhiều loài cá khổng lồ, được xem là “ thủy quái”, trong đó có cá hô. Người ta từng bắt được cá hô nặng gần 600 kg, dài hơn 3 m trên sông Mê Kông. Tại Việt Nam, ngư dân nhiều lần bắt được cá hô có trọng lượng lên tới hàng trăm kg.
Có tên khoa học Catlocarpio siamensis, cá hô là loài lớn nhất trong họ chép, đầu khá to so với thân, thường sống ở các sông Mae Klong, Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Đây là loài cá di cư, thường ăn rong, hoa quả.
Ở Campuchia, cá hô được phong làm cá quốc gia. Loài cá này sinh sống nhiều trên sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Tại miền Tây, những con cá hô nặng 130 kg được ngư dân bắt trên dòng Cửu Long, thường vào khoảng tháng 10. Chúng được thương lái mua với giá hàng trăm triệu đồng.
Tonlé Sap còn được gọi là Biển Hồ Campuchia, là hồ nước được hình thành bên dòng sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Biển Hồ là nơi có nguồn thủy sản rất lớn của nước này, trong đó có nhiều cá hô sinh sống.
Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích tự nhiên lên tới 2.700 km2 vào mùa mưa (1.600 km2 mùa khô), Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, Biển Hồ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam, sông Mê Kông chia thành 2 dòng chảy chính: Nhánh bên phải gọi là Hậu Giang (sông Hậu), nhánh bên trái là gọi là Tiền Giang (sông Tiền). Cả hai đều chảy vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Atlas địa lý Việt Nam, sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Sông Cửu Long không chảy qua tỉnh Long An.
Có 3 loài cá được xem là thủy quái trên sông Cửu Long gồm cá tra dầu, cá vồ cờ, cá hô. Trong đó, cá tra dầu nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, được xếp hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao). Loài này có đầu to, dẹp, miệng rộng với 2 râu dài ở hàm trên. Lưng cá màu nâu thẫm, vây nhạt hơn. Chúng lớn nhưng chỉ ăn thực vật thủy sinh.