Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, sam là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi sam lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.Các nhà khoa học phát hiện máu của loài sam có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Sam biển không có hệ miễn dịch nhưng có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt, không cho chúng lây lan.Khác với nhiều loài động vật sống trên cạn, máu sam biển có màu xanh, do thành phần hóa học trong máu quy định. Người ta chỉ khai thác mỗi con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi.Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi là “hóa thạch sống”. Dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.Tên khoa học của loài sam là Limalus Polypherlus, có 4 mắt. Trong đó, 2 mắt lồi ra ở bên thân, hai mắt còn lại ở trên đầu và nằm sát với nhau. Sam có 6 đôi chân, 4 đôi dùng để di chuyển, 2 đôi chân phía sau to khỏe hơn đẩy toàn bộ cơ thể khi bơi. Đôi chân phía sau ngắn hơn, kẹp, giữ con mồi đưa thức ăn vào miệng.Thức ăn của sam rất đa dạng, từ loài sinh vật nhỏ bé như cua, ốc, động vật thân mềm đến những loài tảo biển và sinh vật bị thối rữa. Chân của sam có gai lồi ra dùng để nghiền và xé thức ăn, đưa vào miệng.Sam là loài vật đẻ trứng. Con mới nở chưa có đuôi, vỏ rất mềm. Kích cỡ trung bình của sam biển trưởng thành từ 30-60 cm. Trong quá trình lớn lên, sam lột xác khoảng 20 lần.
Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, sam là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi sam lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.
Các nhà khoa học phát hiện máu của loài sam có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Sam biển không có hệ miễn dịch nhưng có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt, không cho chúng lây lan.
Khác với nhiều loài động vật sống trên cạn, máu sam biển có màu xanh, do thành phần hóa học trong máu quy định. Người ta chỉ khai thác mỗi con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi.
Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi là “hóa thạch sống”. Dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.
Tên khoa học của loài sam là Limalus Polypherlus, có 4 mắt. Trong đó, 2 mắt lồi ra ở bên thân, hai mắt còn lại ở trên đầu và nằm sát với nhau. Sam có 6 đôi chân, 4 đôi dùng để di chuyển, 2 đôi chân phía sau to khỏe hơn đẩy toàn bộ cơ thể khi bơi. Đôi chân phía sau ngắn hơn, kẹp, giữ con mồi đưa thức ăn vào miệng.
Thức ăn của sam rất đa dạng, từ loài sinh vật nhỏ bé như cua, ốc, động vật thân mềm đến những loài tảo biển và sinh vật bị thối rữa. Chân của sam có gai lồi ra dùng để nghiền và xé thức ăn, đưa vào miệng.
Sam là loài vật đẻ trứng. Con mới nở chưa có đuôi, vỏ rất mềm. Kích cỡ trung bình của sam biển trưởng thành từ 30-60 cm. Trong quá trình lớn lên, sam lột xác khoảng 20 lần.