Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là người nắm giữ quyền lực cao nhất và giàu có nhất đất nước. Do vậy, họ có cuộc sống xa hoa, quyền quý và trong hậu cung có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ xinh đẹp.Những phi tần tuyệt sắc trong hậu cung thường có dung mạo kiều diễm, xuất thân cao quý. Do hoàng đế chỉ có một trong khi số phi tần lên tới hàng trăm, hàng ngàn người nên họ dùng đủ mọi cách để lọt vào "mắt xanh" của nhà vua.Từ đó, nếu phi tần có cơ hội được hoàng đế thị tẩm, may mắn thì họ sẽ mang thai và hạ sinh hoàng tử hay công chúa. Điều này sẽ giúp họ có địa vị vững chắc trong hậu cung.Thế nhưng, không phải phi tần nào cũng có cơ hội trở thành sủng phi, được hoàng đế yêu chiều. Không ít mỹ nhân cho đến lúc qua đời vẫn là trinh nữ do chưa từng được diện kiến hoàng đế hoặc chưa bao giờ được thị tẩm.Không chỉ phi tần bình thường, một số hoàng hậu cũng có số phận bi kịch đến chết vẫn là trinh nữ. Trương Yên Hoàng hậu là một trong số đó. Theo sử sách, Trương Yên Hoàng hậu là cháu ruột và cũng là vợ cả của Hán Huệ Đế Lưu Doanh.Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà, Lữ hậu đã can dự triều chính, thâu tóm quyền lực để đưa người con trai là Lưu Doanh lên ngôi vua (sử cũ gọi là Hán Huệ Đế). Để bảo vệ quyền lực cho bản thân và con trai, Lữ hậu đã sắp xếp cho Hán Huệ Đế kết hôn cháu ruột là Trương Yên làm hoàng hậu.Hoàng đế Lưu Doanh được cho là vô cùng bất mãn với cuộc hôn nhân loạn luân này. Do đó, Hán Huệ Đế chưa từng thị tẩm Trương Yên Hoàng hậu. Về sau, ông hoàng này băng hà và Trương Yên Hoàng hậu thủ tiết tới năm 40 tuổi rồi trút hơi thở cuối cùng. Khi khâm liệm hoàng hậu quá cố, các cung nữ kinh ngạc phát hiện bà hoàng này vẫn là trinh nữ.Có chung số phận bi thương với Trương Yên Hoàng hậu là Long Dụ Hoàng hậu. Vì củng cố quyền lực, Từ Hy Thái Hậu đã ép hoàng đế Quang Tự lập Long Dụ làm hoàng hậu.Do cả 2 đều là cháu ruột của Từ Hy Thái Hậu nên vua Quang Tự chán ghét cuộc hôn nhân với người chị họ. Vậy nên, ông hoàng này chưa từng động phòng với Long Dụ Hoàng hậu. Cuộc hôn nhân của 2 người cũng vì vậy mà trở nên bất hạnh.Theo đó, dù sống trong hoàng cung xa hoa, diễm lệ, có kẻ hầu người hạ nhưng các phi tần Trung Quốc thời phong kiến có cuộc sống bi kịch. Dù không nhận được ân sủng của nhà vua, họ vẫn phải thủ tiết suốt đời vì nếu bị phát hiện "cắm sừng" hoàng đế thì bản thân và gia tộc sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Vậy nên, những phi tần này sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi trong hậu cung suốt nhiều năm cho đến khi qua đời. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là người nắm giữ quyền lực cao nhất và giàu có nhất đất nước. Do vậy, họ có cuộc sống xa hoa, quyền quý và trong hậu cung có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ xinh đẹp.
Những phi tần tuyệt sắc trong hậu cung thường có dung mạo kiều diễm, xuất thân cao quý. Do hoàng đế chỉ có một trong khi số phi tần lên tới hàng trăm, hàng ngàn người nên họ dùng đủ mọi cách để lọt vào "mắt xanh" của nhà vua.
Từ đó, nếu phi tần có cơ hội được hoàng đế thị tẩm, may mắn thì họ sẽ mang thai và hạ sinh hoàng tử hay công chúa. Điều này sẽ giúp họ có địa vị vững chắc trong hậu cung.
Thế nhưng, không phải phi tần nào cũng có cơ hội trở thành sủng phi, được hoàng đế yêu chiều. Không ít mỹ nhân cho đến lúc qua đời vẫn là trinh nữ do chưa từng được diện kiến hoàng đế hoặc chưa bao giờ được thị tẩm.
Không chỉ phi tần bình thường, một số hoàng hậu cũng có số phận bi kịch đến chết vẫn là trinh nữ. Trương Yên Hoàng hậu là một trong số đó. Theo sử sách, Trương Yên Hoàng hậu là cháu ruột và cũng là vợ cả của Hán Huệ Đế Lưu Doanh.
Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang băng hà, Lữ hậu đã can dự triều chính, thâu tóm quyền lực để đưa người con trai là Lưu Doanh lên ngôi vua (sử cũ gọi là Hán Huệ Đế). Để bảo vệ quyền lực cho bản thân và con trai, Lữ hậu đã sắp xếp cho Hán Huệ Đế kết hôn cháu ruột là Trương Yên làm hoàng hậu.
Hoàng đế Lưu Doanh được cho là vô cùng bất mãn với cuộc hôn nhân loạn luân này. Do đó, Hán Huệ Đế chưa từng thị tẩm Trương Yên Hoàng hậu. Về sau, ông hoàng này băng hà và Trương Yên Hoàng hậu thủ tiết tới năm 40 tuổi rồi trút hơi thở cuối cùng. Khi khâm liệm hoàng hậu quá cố, các cung nữ kinh ngạc phát hiện bà hoàng này vẫn là trinh nữ.
Có chung số phận bi thương với Trương Yên Hoàng hậu là Long Dụ Hoàng hậu. Vì củng cố quyền lực, Từ Hy Thái Hậu đã ép hoàng đế Quang Tự lập Long Dụ làm hoàng hậu.
Do cả 2 đều là cháu ruột của Từ Hy Thái Hậu nên vua Quang Tự chán ghét cuộc hôn nhân với người chị họ. Vậy nên, ông hoàng này chưa từng động phòng với Long Dụ Hoàng hậu. Cuộc hôn nhân của 2 người cũng vì vậy mà trở nên bất hạnh.
Theo đó, dù sống trong hoàng cung xa hoa, diễm lệ, có kẻ hầu người hạ nhưng các phi tần Trung Quốc thời phong kiến có cuộc sống bi kịch. Dù không nhận được ân sủng của nhà vua, họ vẫn phải thủ tiết suốt đời vì nếu bị phát hiện "cắm sừng" hoàng đế thì bản thân và gia tộc sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Vậy nên, những phi tần này sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi trong hậu cung suốt nhiều năm cho đến khi qua đời. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.