Trở thành sủng phi của hoàng đế là ước mơ của không ít mỹ nữ thời phong kiến. Sau khi được tuyển vào hậu cung, các phi tần Trung Quốc thời phong kiến tìm đủ mọi cách để có cơ hội được gặp mặt nhà vua và được sủng hạnh.Nếu may mắn có thể "lọt vào mắt xanh" của hoàng đế và sinh được hoàng tử hay công chúa, phi tần sẽ có địa vị cao trong cung, tận hưởng cuộc sống xa hoa nhung lụa. Họ có thể ăn những món cao lương mỹ vị, mặc những trang phục đẹp nhất, dùng trang sức quý giá... và có nhiều cung nữ, thái giám hầu hạ.Cuộc sống vinh hoa phú quý này là niềm khao khát của đa số các phi tần. Điều khó tin là dù hàng ngày tận hưởng cuộc sống xa hoa như vậy nhưng các phi tần thường có sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh, thậm chí đoản mệnh.Điều này khiến không ít người thắc mắc vì sao sức khỏe của các phi tần lại không tốt dù điều kiện sống tốt như vậy. Trước bí ẩn này, giới nghiên cứu đã bắt tay vào tìm hiểu.Theo các nhà nghiên cứu, trong hậu cung của hoàng đế có hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Do đó, các phi tần luôn ngấm ngầm tranh sủng để được hoàng đế yêu chiều.Do đó, các phi tần thường phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói cũng như hành động để không khiến nhà vua phật lòng, chán ghét. Ngay cả khi trở thành sủng phi, họ cũng vất vả suy nghĩ làm thế nào để giữ được trái tim hoàng đế.Trong khi đó, những phi tần ít có cơ hội gặp mặt cũng như được hoàng đế sủng hạnh thì họ càng lo lắng, buồn bã. Nếu sự việc diễn ra trong nhiều năm có thể khiến tâm lý suy sụp, dễ mắc bệnh.Thêm nữa, do sống trong hoàng cung, các phi tần luôn phải tuân thủ nhiều quy tắc. Nếu vi phạm thì họ sẽ bị trách phạt, nặng thì có thể mất mạng và liên lụy đến gia đình, người thân.Do đó, các phi tần khó có thể sống vui vẻ, thoải mái khi ở trong hoàng cung. Vậy nên, ngay cả khi có cuộc sống xa hoa nhung lụa, sức khỏe của phi tần thường không tốt, hay lo lắng, bất an dẫn đến dễ mắc bệnh tật.Không ít phi tần qua đời khi tuổi còn rất trẻ vì không chịu được cuộc sống tù túng, ngột ngạt trong cung cấm.Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Trở thành sủng phi của hoàng đế là ước mơ của không ít mỹ nữ thời phong kiến. Sau khi được tuyển vào hậu cung, các phi tần Trung Quốc thời phong kiến tìm đủ mọi cách để có cơ hội được gặp mặt nhà vua và được sủng hạnh.
Nếu may mắn có thể "lọt vào mắt xanh" của hoàng đế và sinh được hoàng tử hay công chúa, phi tần sẽ có địa vị cao trong cung, tận hưởng cuộc sống xa hoa nhung lụa. Họ có thể ăn những món cao lương mỹ vị, mặc những trang phục đẹp nhất, dùng trang sức quý giá... và có nhiều cung nữ, thái giám hầu hạ.
Cuộc sống vinh hoa phú quý này là niềm khao khát của đa số các phi tần. Điều khó tin là dù hàng ngày tận hưởng cuộc sống xa hoa như vậy nhưng các phi tần thường có sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh, thậm chí đoản mệnh.
Điều này khiến không ít người thắc mắc vì sao sức khỏe của các phi tần lại không tốt dù điều kiện sống tốt như vậy. Trước bí ẩn này, giới nghiên cứu đã bắt tay vào tìm hiểu.
Theo các nhà nghiên cứu, trong hậu cung của hoàng đế có hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Do đó, các phi tần luôn ngấm ngầm tranh sủng để được hoàng đế yêu chiều.
Do đó, các phi tần thường phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói cũng như hành động để không khiến nhà vua phật lòng, chán ghét. Ngay cả khi trở thành sủng phi, họ cũng vất vả suy nghĩ làm thế nào để giữ được trái tim hoàng đế.
Trong khi đó, những phi tần ít có cơ hội gặp mặt cũng như được hoàng đế sủng hạnh thì họ càng lo lắng, buồn bã. Nếu sự việc diễn ra trong nhiều năm có thể khiến tâm lý suy sụp, dễ mắc bệnh.
Thêm nữa, do sống trong hoàng cung, các phi tần luôn phải tuân thủ nhiều quy tắc. Nếu vi phạm thì họ sẽ bị trách phạt, nặng thì có thể mất mạng và liên lụy đến gia đình, người thân.
Do đó, các phi tần khó có thể sống vui vẻ, thoải mái khi ở trong hoàng cung. Vậy nên, ngay cả khi có cuộc sống xa hoa nhung lụa, sức khỏe của phi tần thường không tốt, hay lo lắng, bất an dẫn đến dễ mắc bệnh tật.
Không ít phi tần qua đời khi tuổi còn rất trẻ vì không chịu được cuộc sống tù túng, ngột ngạt trong cung cấm.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.