Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị đã kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào. Hai mãnh tướng Quan Vũ và Trương Phi trở thành cánh tay đắc lực giúp Lưu Bị lập nghiệp, gây dựng nên nhà Thục Hán.Thế nhưng, sau khi nhà Thục Hán sụp đổ vào năm 263, hậu duệ của Quan Vũ và Trương Phi có kết cục hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Quan Vũ và Trương Phi đều mất trước khi Thục Hán diệt vong. Trong đó, Quan Vũ qua đời năm 220 và Trương Phi mất năm 221. Con cháu của Quan Vũ bị xử tử sau khi nhà Thục diệt vong được cho là vì 2 nguyên nhân.Nguyên nhân đầu tiên là trận Tương – Phàn. Vào năm 219, Quan Vũ phát động cuộc chiến Tương – Phàn, dẫn đại quân bắc phạt tiến đánh Tào Tháo. Trong trận chiến này, Quan Vũ liên tiếp giành thắng lợi, khiến quân Tào khiếp sợ, thậm chí bắt và giết chết Bàng Đức.Thế nhưng, về sau, Tôn Quyền cho quân Đông Ngô đánh úp Kinh Châu và tập kích Quan Vũ. Do rơi vào tình thế nguy hiểm và không nhận được sự chi viện nên cuối cùng Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt sống. Cuối cùng, Quan Vũ và con trai bị Tôn Quyền hành quyết năm 220.Theo sử sách, Quan Vũ còn có một người con trai khác tên là Quan Hưng. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", sau khi cha chết, Quan Hưng đã đi trả thù. Về sau, con trưởng của Quan Hưng là Quan Thống được làm tới chức Hổ bôn trung lang tướng nhưng mất sớm và không có con trai. Người con thứ của Quan Hưng là Quan Di được tập tước Hán Thọ đình hầu.Sau khi Thục Hán diệt vong năm 263, con trai của Bàng Đức là Bàng Hội đã cùng Chung Hội, Đặng Ngải vào Tây Xuyên rồi tiêu diệt hậu duệ của Quan Vũ ở Thành Đô để trả thù cho cha. Chỉ vài người nhà họ Quan may mắn trốn thoát.Nguyên nhân thứ hai khiến hậu duệ của Quan Vũ bị giết sau khi nhà Thục diệt vong được cho là vì khi còn sống võ tướng này kết thù với vô vố tướng sĩ của Tào Tháo, Tôn Quyền. Vậy nên, sau khi Quan Vũ chết, con cháu của ông không có võ nghệ cao cường bằng cha. Vậy nên sau khi nhà Thục diệt vong, con cháu của Bàng Đức và những võ tướng khác đã tìm giết hậu duệ của Quan Vũ để báo thù.Trái với hậu duệ của Quan Vũ, con cháu của Trương Phi bình an là nhờ khi còn sống võ tướng này dù tính khí nóng nảy nhưng không gây thù chuốc oán với người nào.Thêm nữa, Trương Phi còn là con rể của gia tộc Hạ Hầu. Vợ của mãnh tướng này là Hạ Hầu thị, cháu gái của Hạ Hầu Uyên - đại tướng của nhà Tào Ngụy. Trong trận Hán Trung, Hoàng Trung giết Hạ Hầu Uyên. Sau đó, vợ của Trương Phi đã xin an táng cho Hạ Hầu Uyên.Tiếp đến, Trương Phi có hai con gái lần lượt trở thành hoàng hậu của Hậu chủ Lưu Thiện. Những điều này cho thấy, hậu duệ của Trương Phi vừa có mối quan hệ thân thiết với hoàng tộc nhà Thục Hán vừa có mối liên hệ với gia tộc Hạ Hầu của nhà Tào Ngụy. Với những mối quan hệ như vậy, con cháu của Trương Phi có thể bình an vô sự sau khi nhà Thục diệt vong.Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị đã kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào. Hai mãnh tướng Quan Vũ và Trương Phi trở thành cánh tay đắc lực giúp Lưu Bị lập nghiệp, gây dựng nên nhà Thục Hán.
Thế nhưng, sau khi nhà Thục Hán sụp đổ vào năm 263, hậu duệ của Quan Vũ và Trương Phi có kết cục hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Quan Vũ và Trương Phi đều mất trước khi Thục Hán diệt vong. Trong đó, Quan Vũ qua đời năm 220 và Trương Phi mất năm 221. Con cháu của Quan Vũ bị xử tử sau khi nhà Thục diệt vong được cho là vì 2 nguyên nhân.
Nguyên nhân đầu tiên là trận Tương – Phàn. Vào năm 219, Quan Vũ phát động cuộc chiến Tương – Phàn, dẫn đại quân bắc phạt tiến đánh Tào Tháo. Trong trận chiến này, Quan Vũ liên tiếp giành thắng lợi, khiến quân Tào khiếp sợ, thậm chí bắt và giết chết Bàng Đức.
Thế nhưng, về sau, Tôn Quyền cho quân Đông Ngô đánh úp Kinh Châu và tập kích Quan Vũ. Do rơi vào tình thế nguy hiểm và không nhận được sự chi viện nên cuối cùng Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt sống. Cuối cùng, Quan Vũ và con trai bị Tôn Quyền hành quyết năm 220.
Theo sử sách, Quan Vũ còn có một người con trai khác tên là Quan Hưng. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", sau khi cha chết, Quan Hưng đã đi trả thù. Về sau, con trưởng của Quan Hưng là Quan Thống được làm tới chức Hổ bôn trung lang tướng nhưng mất sớm và không có con trai. Người con thứ của Quan Hưng là Quan Di được tập tước Hán Thọ đình hầu.
Sau khi Thục Hán diệt vong năm 263, con trai của Bàng Đức là Bàng Hội đã cùng Chung Hội, Đặng Ngải vào Tây Xuyên rồi tiêu diệt hậu duệ của Quan Vũ ở Thành Đô để trả thù cho cha. Chỉ vài người nhà họ Quan may mắn trốn thoát.
Nguyên nhân thứ hai khiến hậu duệ của Quan Vũ bị giết sau khi nhà Thục diệt vong được cho là vì khi còn sống võ tướng này kết thù với vô vố tướng sĩ của Tào Tháo, Tôn Quyền. Vậy nên, sau khi Quan Vũ chết, con cháu của ông không có võ nghệ cao cường bằng cha. Vậy nên sau khi nhà Thục diệt vong, con cháu của Bàng Đức và những võ tướng khác đã tìm giết hậu duệ của Quan Vũ để báo thù.
Trái với hậu duệ của Quan Vũ, con cháu của Trương Phi bình an là nhờ khi còn sống võ tướng này dù tính khí nóng nảy nhưng không gây thù chuốc oán với người nào.
Thêm nữa, Trương Phi còn là con rể của gia tộc Hạ Hầu. Vợ của mãnh tướng này là Hạ Hầu thị, cháu gái của Hạ Hầu Uyên - đại tướng của nhà Tào Ngụy. Trong trận Hán Trung, Hoàng Trung giết Hạ Hầu Uyên. Sau đó, vợ của Trương Phi đã xin an táng cho Hạ Hầu Uyên.
Tiếp đến, Trương Phi có hai con gái lần lượt trở thành hoàng hậu của Hậu chủ Lưu Thiện. Những điều này cho thấy, hậu duệ của Trương Phi vừa có mối quan hệ thân thiết với hoàng tộc nhà Thục Hán vừa có mối liên hệ với gia tộc Hạ Hầu của nhà Tào Ngụy. Với những mối quan hệ như vậy, con cháu của Trương Phi có thể bình an vô sự sau khi nhà Thục diệt vong.
Mời độc giả xem video: Kỳ lạ hồ nước ở Trung Quốc dù khô cạn nhưng chứa toàn đá quý.