Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Tình cảm huynh đệ giữa 3 người vô cùng thân thiết, gắn bó và coi nhau như anh em một nhà. Trương Phi và Quan Vũ hết lòng phò tá Lưu Bị gây dựng đại nghiệp, thành lập nhà Thục Hán.Dưới thời Tam Quốc, Trương Phi là một trong những mãnh tướng tài giỏi nhất. Theo sử sách, Trương Phi, tự là Ích Đức, thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận, nay là Trác Châu, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).Mãnh tướng Trương Phi có sức địch vạn người, dẫn quân chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công vang dội. Ông là một trong số ít võ tướng văn võ song toàn. Trong "Tam Quốc chí" và một số ghi chép trong chính sử mô tả Trương Phi là người “chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có kế và mưu lược hơn người”.Với sức mạnh và võ nghệ cao cường, Trương Phi nhiều lần khiến kẻ địch khiếp sợ, không dám quyết chiến. Điển hình là sự việc diễn ra năm 208. Khi ấy, Tào Tháo chỉ huy đại quân tấn công Kinh Châu. Với lực lượng hùng hậu, đội quân của Tào Tháo áp đảo lực lượng của Lưu Bị.Do không chống lại đội quân của Tào Tháo nên Lưu Bị hạ lệnh cho quân sĩ và đưa dân chúng vượt sông, rút lui. Trên đường chạy đến Đương Dương - Trường Bản, do lực lượng ít đồng thời phải lo cho dân chúng nên Lưu Bị không chống đỡ nổi cuộc truy đuổi của quân Tào.Theo đó, đội quân của Lưu Bị thua trận, chạy tan tác. Ngay cả Lưu Bị cũng thất lạc gia quyến trên đường tháo chạy. Để ngăn cản quân Tào truy kích, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi mang theo 20 kỵ binh đánh chặn phía sau. Khi quân Tào đuổi đến nơi, mãnh tướng Trương Phi đơn thương độc mã đứng trên đầu cầu Trường Bản rồi hét: "Ta là Trương Dực Đức, người nước Yên. Ai dám cùng ta quyết trận tử chiến?”.Tiếng hét của Trương Phi to như sấm cộng thêm đôi mắt trợn tròn, tay cầm xà mâu khiến 9 mãnh tướng của Tào Tháo (bao gồm: Hạ Hầu Đôn, Hứa Chử, Nhạc Tiến, Trương Cáp…) cùng những binh sĩ đi cùng sợ hãi, không dám xông lên giao đấu với võ tướng của Lưu Bị.Vì vậy, đội quân truy kích của Tào Tháo rút lui. Nhờ vậy, Lưu Bị cùng đội quân nhà Thục có thể thoát thân, đến nơi an toàn. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ các tướng lĩnh của Tào Tháo không ai dám tử chiến với Trương Phi là vì biết được mãnh tướng của Lưu Bị có võ nghệ cao siêu, sức mạnh phi thường. Do đó, nếu giao chiến đơn độc thì các mãnh tướng của Tào Tháo khó có thể đánh bại được Trương Phi.Một lý do khác là đội quân truy kích của Tào Tháo quan ngại sẽ rơi vào trận địa mai phục của quân Thục. Bởi lẽ, Trương Phi dám đơn độc đứng trên cầu Trường Bản thì rất có thể đội quân phía sau đang mai phục ở nơi nào đó. Nếu quân Tào mạo hiểm xông lên thì có thể mắc bẫy và kết cục tồi tệ nhất là toàn quân bị tiêu diệt.Cuối cùng, tiếng hét đầy uy lực của Trương Phi vừa dũng mãnh vừa tự tin khiến 9 mãnh tướng của Tào Tháo đều lo sợ, chùn bước không dám xông lên, quyết một trận tử chiến. Nhờ vậy, Trương Phi đã lập được chiến công lừng lẫy.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Theo "Tam Quốc diễn nghĩa", Lưu Bị, Trương Phi và Quan Vũ kết bái huynh đệ ở vườn đào. Tình cảm huynh đệ giữa 3 người vô cùng thân thiết, gắn bó và coi nhau như anh em một nhà. Trương Phi và Quan Vũ hết lòng phò tá Lưu Bị gây dựng đại nghiệp, thành lập nhà Thục Hán.
Dưới thời Tam Quốc, Trương Phi là một trong những mãnh tướng tài giỏi nhất. Theo sử sách, Trương Phi, tự là Ích Đức, thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận, nay là Trác Châu, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).
Mãnh tướng Trương Phi có sức địch vạn người, dẫn quân chinh chiến nhiều nơi và lập được nhiều chiến công vang dội. Ông là một trong số ít võ tướng văn võ song toàn. Trong "Tam Quốc chí" và một số ghi chép trong chính sử mô tả Trương Phi là người “chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có kế và mưu lược hơn người”.
Với sức mạnh và võ nghệ cao cường, Trương Phi nhiều lần khiến kẻ địch khiếp sợ, không dám quyết chiến. Điển hình là sự việc diễn ra năm 208. Khi ấy, Tào Tháo chỉ huy đại quân tấn công Kinh Châu. Với lực lượng hùng hậu, đội quân của Tào Tháo áp đảo lực lượng của Lưu Bị.
Do không chống lại đội quân của Tào Tháo nên Lưu Bị hạ lệnh cho quân sĩ và đưa dân chúng vượt sông, rút lui. Trên đường chạy đến Đương Dương - Trường Bản, do lực lượng ít đồng thời phải lo cho dân chúng nên Lưu Bị không chống đỡ nổi cuộc truy đuổi của quân Tào.
Theo đó, đội quân của Lưu Bị thua trận, chạy tan tác. Ngay cả Lưu Bị cũng thất lạc gia quyến trên đường tháo chạy. Để ngăn cản quân Tào truy kích, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi mang theo 20 kỵ binh đánh chặn phía sau. Khi quân Tào đuổi đến nơi, mãnh tướng Trương Phi đơn thương độc mã đứng trên đầu cầu Trường Bản rồi hét: "Ta là Trương Dực Đức, người nước Yên. Ai dám cùng ta quyết trận tử chiến?”.
Tiếng hét của Trương Phi to như sấm cộng thêm đôi mắt trợn tròn, tay cầm xà mâu khiến 9 mãnh tướng của Tào Tháo (bao gồm: Hạ Hầu Đôn, Hứa Chử, Nhạc Tiến, Trương Cáp…) cùng những binh sĩ đi cùng sợ hãi, không dám xông lên giao đấu với võ tướng của Lưu Bị.
Vì vậy, đội quân truy kích của Tào Tháo rút lui. Nhờ vậy, Lưu Bị cùng đội quân nhà Thục có thể thoát thân, đến nơi an toàn. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ các tướng lĩnh của Tào Tháo không ai dám tử chiến với Trương Phi là vì biết được mãnh tướng của Lưu Bị có võ nghệ cao siêu, sức mạnh phi thường. Do đó, nếu giao chiến đơn độc thì các mãnh tướng của Tào Tháo khó có thể đánh bại được Trương Phi.
Một lý do khác là đội quân truy kích của Tào Tháo quan ngại sẽ rơi vào trận địa mai phục của quân Thục. Bởi lẽ, Trương Phi dám đơn độc đứng trên cầu Trường Bản thì rất có thể đội quân phía sau đang mai phục ở nơi nào đó. Nếu quân Tào mạo hiểm xông lên thì có thể mắc bẫy và kết cục tồi tệ nhất là toàn quân bị tiêu diệt.
Cuối cùng, tiếng hét đầy uy lực của Trương Phi vừa dũng mãnh vừa tự tin khiến 9 mãnh tướng của Tào Tháo đều lo sợ, chùn bước không dám xông lên, quyết một trận tử chiến. Nhờ vậy, Trương Phi đã lập được chiến công lừng lẫy.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.