Nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng có lịch sử hình thành từ thế kỷ 17. Đây là nơi lưu giữ một bộ sập đá cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam. Sập đá cổ đền thờ vua Đinh nằm giữa sân rồng ở một nền đất cao hơn so với khu vực xung quanh, được dẫn vào bằng một lối đi tạo thành từ hai bức tường thấp hai bên.Phía đầu và phía cuối khu vực đặt sập có cặp trụ biểu, trên mặt có ghi các câu đối đã mờ theo thời gian. Trước lối vào sập đặt một lư hương.Xung quanh nơi đặt sập có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân và một cặp nghê chầu, ngựa trắng đăng đối hai bên...Cặp nghê chầu hai bên sập tạc từ đá xanh nguyên khối, tuổi đời hơn 3 thế kỷ, được đánh giá là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình linh vật Việt.Chiếc sập đá đền thờ vua Đinh có chiều dài 1,8m, rộng 1,4m, chạm nổi cầu kỳ.Dưới sập là hai cấp nền, mối cấp cao chừng 20cm, hai bên có hai tay vịn hình rồng tác bằng đá rất sinh động.Bề mặt của sập được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng, tương trưng cho uy quyền của Đinh Tiên Hoàng Đế.Điều kỳ lạ là hình tượng rồng này được thể hiện với bàn tay phụ nữ, điều không hề gặp ở bất cứ tác phẩm nghệ thuật cổ nào khác của người Việt. Xung quanh hình ảnh có rất nhiều ý kiến khác nhau.Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây hình tượng bàn tay phụ nữ xuất hiện trên sập rồng là do sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm trong việc nhân cách hóa hình tượng nghệ thuật.Một luồng ý kiến khác cho rằng đây là hình ảnh ẩn dụ về vai trò lịch sử của bà Dương Vân Nga - vị Hoàng hậu của hai Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.Mỗi cách lý giải trên đều có một sự xác đáng riêng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở giả thiết. Có lẽ, chỉ những người nghệ nhân đã tạo tác nên chiếc sập rồng ở đền thờ vua Đinh mới biết sự thật về hiện vật lịch sử đầy bí ẩn này.
Nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng có lịch sử hình thành từ thế kỷ 17. Đây là nơi lưu giữ một bộ sập đá cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Sập đá cổ đền thờ vua Đinh nằm giữa sân rồng ở một nền đất cao hơn so với khu vực xung quanh, được dẫn vào bằng một lối đi tạo thành từ hai bức tường thấp hai bên.
Phía đầu và phía cuối khu vực đặt sập có cặp trụ biểu, trên mặt có ghi các câu đối đã mờ theo thời gian. Trước lối vào sập đặt một lư hương.
Xung quanh nơi đặt sập có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân và một cặp nghê chầu, ngựa trắng đăng đối hai bên...
Cặp nghê chầu hai bên sập tạc từ đá xanh nguyên khối, tuổi đời hơn 3 thế kỷ, được đánh giá là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình linh vật Việt.
Chiếc sập đá đền thờ vua Đinh có chiều dài 1,8m, rộng 1,4m, chạm nổi cầu kỳ.
Dưới sập là hai cấp nền, mối cấp cao chừng 20cm, hai bên có hai tay vịn hình rồng tác bằng đá rất sinh động.
Bề mặt của sập được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng, tương trưng cho uy quyền của Đinh Tiên Hoàng Đế.
Điều kỳ lạ là hình tượng rồng này được thể hiện với bàn tay phụ nữ, điều không hề gặp ở bất cứ tác phẩm nghệ thuật cổ nào khác của người Việt. Xung quanh hình ảnh có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây hình tượng bàn tay phụ nữ xuất hiện trên sập rồng là do sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm trong việc nhân cách hóa hình tượng nghệ thuật.
Một luồng ý kiến khác cho rằng đây là hình ảnh ẩn dụ về vai trò lịch sử của bà Dương Vân Nga - vị Hoàng hậu của hai Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.
Mỗi cách lý giải trên đều có một sự xác đáng riêng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở giả thiết. Có lẽ, chỉ những người nghệ nhân đã tạo tác nên chiếc sập rồng ở đền thờ vua Đinh mới biết sự thật về hiện vật lịch sử đầy bí ẩn này.