Trong lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo (155-220) được xem là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn. Ông sống vào cuối thời Đông Hán, là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc. Chứng kiến toàn bộ quá trình hủ bại của triều đình nhà Hán nên khi nắm quyền hành trong tay, Tào Tháo bộc lộ bản chất tham vọng và lọc lõi. Tôn chỉ của ông là đa nghi với tất cả, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.
Ấy vậy mà trong suốt sự nghiệp cầm binh của mình, sai lầm lớn nhất của Tào Tháo lại chính là vì đi ngược với tôn chỉ của bản thân, gây ra hậu họa khiến ông hối hận mãi về sau. Cụ thể, trong trận Xích Bích, Tào Tháo đã lệnh cho quân lính của mình tấn công Giang Đông một cách vội vã vì đánh giá thấp sức mạnh quân đội của đối thủ cũng như xem thường dã tâm của tướng địch Tôn Quyền.
|
Tào Tháo và Tư Mã Ý (ảnh minh họa)
|
Thậm chí, khi đánh giá đúng năng lực của Lưu Bị, họ Tào vẫn quyết định để y rời khỏi Tào doanh cùng 10.000 quân và các chiến tướng. Điều này đồng nghĩa với việc ông đang "nuôi dưỡng" một đối thủ khác cho mình. Quả thực sau này, Lưu Bị đã gây dựng thế lực riêng của mình ngày càng lớn mạnh và trở thành đối thủ nguy hiểm của họ Tào.
Đáng nói, dù biết rõ dã tâm của Tư Mã Ý nhưng Tào Tháo lại không lập tức giết y khiến cho Tư Mã Ý có cơ hội phát động cuộc chính biến và lật đổ gia tộc Tào, thành lập nhà Tấn ngay sau khi Tào Phi qua đời. Những đáng giá sai lầm, những quyết định vội vã của Tào Tháo đã khiến cho quá trình thống nhất Trung Quốc bị trì hoãn và thay đổi hoàn toàn lịch sử Tam Quốc.