Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà độc tài Hitler và chính quyền Đức quốc xã đã phạm một sai lầm "chí mạng" vào năm 1941. Đó là tuyên chiến với Mỹ sau khi Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng.Cụ thể, vào ngày 7/12/1941, không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu cảng ở bang Hawaii. Theo đó, chỉ trong khoảng 2 giờ, Mỹ tổn thất nghiêm trọng với gần 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 quân nhân.Trong lúc chính quyền Mỹ đang "nổi cơn thịnh nộ" vì bị Nhật Bản tấn công bất ngờ dẫn đến thương vong lớn thì phát xít Đức lại chủ động tuyên chiến với nước này.Vào ngày 11/12/1941, Joachim von Ribbentrop - Ngoại trưởng Đức quốc xã khi ấy đã triệu Đại biện Ngoại giao Mỹ Leland B. Morris tới gặp và trao bản tuyên chiến.Do vậy, sau khi tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức tham gia Chiến tranh thế giới 2 để "báo thù", Mỹ cũng đối đầu trực diện, "trút cơn giận giữ" lên Đức quốc xã.Theo đó, Mỹ đã triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, trang bị nhiều vũ khí, khí tài mạnh có sức hủy diệt cao để đối đầu với lực lượng Nhật Bản tại mặt trận Thái Bình Dương.Với tiềm lực quân sự hùng mạnh, Mỹ còn phối hợp với các nước Đồng minh thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng phát xít Đức ở châu Âu.Nổi bật là việc lực lượng Mỹ tham gia cuộc đổ bộ Normandy cùng các nước Pháp, Anh, Canada... tại bãi biển Normandy phía bắc nước Pháp vào tháng 6/1944.Với sự tham gia của Mỹ, quân Đồng minh có lực lượng quân sự mạnh hơn quân Đức quốc xã đã giành chiến thắng quan trọng trong cuộc đổ bộ Normandy. Chiến thắng này trở thành bước ngoặt quan trọng của Thế chiến 2.Sau đó, Mỹ và các nước Đồng minh liên tiếp đánh bại quân Đức quốc xã tại các chiến trường, đẩy chính quyền của Hitler đến bờ vực sụp đổ. Hitler sau đó đã tự sát trong hầm ngầm ở Berlin vào ngày 30/4/1945. Vài tuần sau, Đức quốc xã đầu hàng quân Đồng minh.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà độc tài Hitler và chính quyền Đức quốc xã đã phạm một sai lầm "chí mạng" vào năm 1941. Đó là tuyên chiến với Mỹ sau khi Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Cụ thể, vào ngày 7/12/1941, không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu cảng ở bang Hawaii. Theo đó, chỉ trong khoảng 2 giờ, Mỹ tổn thất nghiêm trọng với gần 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 quân nhân.
Trong lúc chính quyền Mỹ đang "nổi cơn thịnh nộ" vì bị Nhật Bản tấn công bất ngờ dẫn đến thương vong lớn thì phát xít Đức lại chủ động tuyên chiến với nước này.
Vào ngày 11/12/1941, Joachim von Ribbentrop - Ngoại trưởng Đức quốc xã khi ấy đã triệu Đại biện Ngoại giao Mỹ Leland B. Morris tới gặp và trao bản tuyên chiến.
Do vậy, sau khi tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức tham gia Chiến tranh thế giới 2 để "báo thù", Mỹ cũng đối đầu trực diện, "trút cơn giận giữ" lên Đức quốc xã.
Theo đó, Mỹ đã triển khai lực lượng quân sự hùng hậu, trang bị nhiều vũ khí, khí tài mạnh có sức hủy diệt cao để đối đầu với lực lượng Nhật Bản tại mặt trận Thái Bình Dương.
Với tiềm lực quân sự hùng mạnh, Mỹ còn phối hợp với các nước Đồng minh thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng phát xít Đức ở châu Âu.
Nổi bật là việc lực lượng Mỹ tham gia cuộc đổ bộ Normandy cùng các nước Pháp, Anh, Canada... tại bãi biển Normandy phía bắc nước Pháp vào tháng 6/1944.
Với sự tham gia của Mỹ, quân Đồng minh có lực lượng quân sự mạnh hơn quân Đức quốc xã đã giành chiến thắng quan trọng trong cuộc đổ bộ Normandy. Chiến thắng này trở thành bước ngoặt quan trọng của Thế chiến 2.
Sau đó, Mỹ và các nước Đồng minh liên tiếp đánh bại quân Đức quốc xã tại các chiến trường, đẩy chính quyền của Hitler đến bờ vực sụp đổ. Hitler sau đó đã tự sát trong hầm ngầm ở Berlin vào ngày 30/4/1945. Vài tuần sau, Đức quốc xã đầu hàng quân Đồng minh.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.